Đối với mỗi người thường chỉ có 1 lần duy nhất xây nhà trong đời. Vậy nên, nhiều gia chủ vẫn còn bỡ ngỡ trong quá trình xây nhà. Bài viết sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng nhà cho khách hàng yên tâm hơn. Khách hàng nên tìm hiểu trước kinh nghiệm xây nhà để trong quá trình xây dựng và hoàn thiện sẽ suôn sẻ và không phát sinh quá nhiều trường hợp không mong muốn xảy ra.
Lên kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu là yếu tố tiên quyết đầu tiên trong quá trình xây dựng nhà. Làm thế nào để lựa chọn nhà thầu tốt? Các gói thầu thông thường sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời chính xác nhất.
Tiêu chí chọn thầu
Lựa chọn nhà thầu cần phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng sau đây:
- Tiêu chí thời gian thi công: Trước khi bắt đầu thi công, chủ đầu tư phải thỏa thuận rõ với chủ thầu về tốc độ xây dựng từng hạng mục của công trình: Đổ móng trong thời gian bao lâu? Xây thô trong bao lâu, đổ mái tầng 1,2,3 ra sao? Tất cả phải có sự thống nhất về tốc độ làm việc để chủ đầu tư giám sát. Nếu như nhà thầu nhận quá nhiều công trình khác nhau mà kéo dài thời gian thi công công trình thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, mất thời gian của chủ đầu tư. Vì vậy, chủ đầu tư cần phải làm việc và yêu cầu nhà thầu cam kết về tiến độ xây dựng công trình sao cho phù hợp tránh mâu thuẫn sau này.
- Tiêu chí giá cả trên thị trường: Chủ đầu tư cần phải đi khảo sát giá cả nguyên vật liệu, nhân công trên thị trường để bỏ ra mức chi phí phù hợp. Chủ đầu tư không nên lựa chọn nguyên vật liệu có giá thành thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đặc biệt, chủ đầu tư cần phải nhận biết rõ các loại nguyên vật liệu do nhà thầu cung cấp có đạt chất lượng như mong muốn. Nếu nhà thầu có ý định sử dụng các loại nguyên vật liệu giá rẻ mà ăn chênh lệch giá thì tuyệt đối dừng ngay việc hợp tác.
- Các sản phẩm mẫu đã thực hiện: Chủ đầu tư cần phải lựa chọn nhà thầu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Để chứng minh điều đó, chủ đầu tư cần phải xem kỹ những mẫu công trình mà nhà thầu đã từng đảm nhiệm thi công. Nếu có sự phản hồi, đánh giá không tốt từ khách hàng cũ thì chủ đầu tư cũng nên cân nhắc lựa chọn lại.
Các dịch vụ thi công của nhà thầu
Theo kinh nghiệm xây dựng nhà lâu năm của Kiến Trúc Nam Cường, khi đã lựa chọn được nhà thầu cho công trình, chủ đầu tư sẽ phải lựa chọn các dịch vụ thi công. Thông thường có hai loại dịch vụ thi công: thi công trọn gói và thi công từng hạng mục.
Xây nhà trọn gói
Dịch vụ xây nhà trọn gói thường được các nhà thầu là các công ty lớn đảm nhiệm trong thời gian dài. Với căn nhà có diện tích lớn, chủ đầu tư sẵn sàng bỏ ra mức chi phí dài hơi thì nên lựa chọn loại hình này.
Ưu điểm:
- Nhà thầu sẽ thiết kế miễn phí, thi công trọn gói và bàn giao lại công trình sau khi hoàn thiện. Chủ đầu tư chỉ cần giám sát quá trình thi công để đảm bảo đúng tiến độ.
- Nhà thầu sẽ có nhiều nguồn nhập nguyên liệu phù hợp với mức chi phí chủ đầu tư đưa ra. Chủ đầu tư sẽ không phải vất vả tính toán trong quá trình xây dựng.
Nhược điểm:
- Thi công trọn gói có giá thành cao hơn so với thi công từng hạng mục.
- Nếu bạn không chọn được nhà thầu uy tín thì có thể bạn sẽ bị đội giá nguyên liệu, nhân công lên.
- Bạn cần thuê thêm 1 giám sát công trình bên ngoài, am hiểu về xây dựng để kiểm tra chất lượng và tiến độ công trình khi nhà thầu thực hiện.
Thi công từng hạng mục
Cách thứ hai mà nhà thầu có thể lựa chọn nhiều nhà thầu để thi công từng hạng mục khác nhau. Đổ móng một nhà thầu, đổ mái một nhà thầu, xây mộc một nhà thầu,…
Thiết kế sẽ gồm 2 phần: Thiết kế kiến trúc và thiết kế kết cấu. Chủ đầu tư cần thuê đơn vị thiết kế kiến trúc căn nhà gồm kiến trúc nội thất và ngoại thất. Tiếp đó, bạn cần thuê một đơn vị giám sát và thẩm định kết cấu công trình. Trong đó, thẩm định về độ chịu lực của đất, sơ đồ thiết kế, giấy phép xây dựng,… Như vậy, chủ đầu tư sẽ mất 2 lần chi phí cho khâu thiết kế.
Thi công cũng gồm 3 phần: Thi công phần thô, hiện thiện và thi công nội thất.
- Thi công phần thô gồm mua bán nguyên vật liệu xây dựng và tính toán số lượng sử dụng phù hợp với quy mô công trình.
- Thi công hoàn thiện: xây tường, cầu thang, các khu vực không gian trong thiết kế (Thông thường thợ xây sẽ làm việc này là chính)
- Thi công nội thất: Đơn vị sẽ trang trí hoa văn, sơn tường, lắp đặt hệ thống đèn, điện, nước,…
Lựa chọn hình thức thi công từng phần sẽ kéo dài thời gian hoàn thiện công trình và chủ đầu tư phải tính toán thật kỹ lưỡng để tránh phát sinh chi phí.
Kinh nghiệm thi công móng nhà
Móng nhà là khâu đầu tiên cần hoàn thiện trong quá trình xây dựng nhà. Móng nhà chắc chắn thì giúp công trình vũng trãi, bền bỉ với thời gian.
Lưu ý thi công móng
Chủ đầu tư cần phải thuê nhà thầu thiết kế, tư vấn, thi công móng. Một số loại móng: móng cốc, móng bè, móng nông, móng cọc,… Nhà thầu sẽ tính toán cốt thép, bê tông, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng chính xác, đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình.
Căn cứ vào độ sâu của nền đất, độ chịu lực, kích thước căn nhà thì chủ đầu tư sẽ tư vấn cho khách hàng nên lựa chọn loại móng nào phù hợp, tránh gây hư hại trong quá trình xây dựng.
Quy trình làm móng đạt chuẩn
Chủ đầu tư có thể tham khảo quy trình làm móng cho công trình nhà ở như sau:
- Phá dỡ công trình cũ hoặc đào trên nền đất tạo hố móng
- Ép cọc nền hố móng
- Tiến hành đổ bê tông để lót móng, lót nền vệ sinh.
- Lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép đài móng, cốt thép đáy bể nước, cốt thép cột chờ, cốt thép giằng móng.
- Lắp dựng ván khuôn đáy móng, giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
- Công tác đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể
- Xây tường móng, tường bể…
- Trát tường bể nước, bể phốt rồi đi mạch nước ngầm sâu bên trong nhà để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.
Lưu ý:
- Hố móng phải để khô ráo, sạch sẽ. Nếu công trình nằm trên mạch nước ngầm thì phải bơm nước, rút nước để hố móng vững chắc, không bị sụt lún, hao mòn.
- Khi đổ bê tông: yêu cầu thợ thi công đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không để các bọt khí trong bê tông gây hiện tượng rỗ mặt bê tông. Càng đầm kỹ bê tông thì móng càng vững chắc, bền bỉ với thời gian.
- Trộn xi măng, cát, đá theo tỷ lệ để tạo ra cấp độ bền cho bê tông. Việc này cần được quản lý chặt chẽ trong quá trình nhào trộn bê tông.
- Tuyệt đối không để hiện tượng phình cốp pha xảy ra gây nguy hại.
- Kiểm tra độ phủ bê tông sau khi hoàn thiện. Bề mặt bê tông láng mịn, độ dày 2-3cm là đặt tiêu chuẩn.
Chi phí để xây dựng móng sẽ tốn một khoản kha khá bởi mức độ quan trọng của móng trong xây dựng là vô cùng lớn. Khi hoàn thiện móng, chủ đầu tư sẽ bắt đầu vào quá trình xây dựng thô của căn nhà.
Kinh nghiệm xây nhà phần thô
Ở phần thô này, quá trình xây dựng sẽ quyết định đến vẻ đẹp ngoại thất và nội thất công trình. Đây là phần thi công tốn nhiều thời gian và công sức nhất.
Xây phần thô quan trọng thế nào?
Phần thờ chính là khung xương sống của nhà. Xây phần thô tốt vững chãi giúp căn nhà trở nên kiên cố. Cột nhà thuộc phần thô có khả năng nâng đỡ toàn bộ công trình. Cổ nhà được xây dựng cẩn thận sẽ giúp cho căn nhà kiên cố, chịu lực tốt, chống lại thời tiết xấu nhất. Tường nhà được thi công tốt thì sẽ không xảy ra trường hợp nứt vỡ, bị đục khoét qua thời gian. Vì vậy, xây phần thô là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công trình bền bỉ với thời gian.
Kinh nghiệm xây thô an toàn
Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, một số kinh nghiệm xây thô an toàn mà chủ đầu tư cần lưu ý:
Kinh nghiệm xây cầu thang
- Kiểu dáng cầu thang
Có 2 kiểu cầu thang được sử dụng nhiều nhất là: cầu thang vuông và cầu thang cong. Với ngôi nhà có diện tích mặt bằng lớn nên sử dụng cầu thang vuông. Nhà có diện tích mặt bằng nhỏ thì nên sử dụng cầu thang cong để thiết kế nội thất mềm mại.
- Số bậc trên cầu thang:
Nếu nhà 5 tầng, số bậc thang tầng 2, tầng 4 có thể là số chẵn, để các bậc từ tầng 1 lên là số lẻ. Tương tự với nhà 3 tầng có 2 làn thang, số bậc thang từ tầng 2 lên tầng 3 có thể là số chẵn. Chiều cao từ sàn đến trần nhà sẽ quyết định chiều cao bậc thang. Chiều dài thang quyết định độ nông sâu bậc thang.
Ví dụ: chiều cao từ sàn lên trần là 3,3m và chiều dài cầu thang là 4m, nếu dự kiến 17 bậc ta sẽ có chiều cao bậc là 19,4 và chiều sâu bậc là 23,5cm
Xây tường, trần không ẩm mốc
Tường quyết định khung nhà. Hiện nay, tường có loại tường 10 và tường 20. Với công trình biệt thự, lâu đài tường càng có yếu tố quyết định. Tường càng dày thì mức độ chịu lực càng tốt.
Ở việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có mưa bão trần và tường là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Về các loại sơn, chủ đầu tư nên chọn sơn chống thấm. Trần nhà nên sử dụng trần thạch cao vừa có độ chống thấm hút tốt lại đảm bảo yếu tố về thẩm mỹ.
Bài viết đã tổng hợp kinh nghiệm xây dựng nhà cho chủ đầu tư. Kiến Trúc Nam Cường hân hạnh là đơn vị nhà thầu uy tín, chất lượng đối với quý khách hàng. Quý khách có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công công trình nhà ở xin liên hệ qua hotline: 0976.222.555 Hân hạnh được phục vụ!