- 0976.222.555
- pronamcuongdesign@gmail.com
- Mon - Sat: 7:30 - 17:00
Trong điều kiện quỹ đất ngày càng thu hẹp như hiện nay, các kiến trúc sư đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng biệt thự đa dạng và biệt thự song lập là một trong số đó. Kiểu hình biệt thự này như 1 luồng gió tươi mới thổi vào kiến trúc xây dựng tại Việt Nam, vừa độc đáo vừa gây ấn tượng, thể hiện cá tính riêng của chủ nhân.
Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin chi tiết về thiết kế biệt thự song lập thông qua bài viết dưới đây để có thêm ý tưởng cho tổ ấm của bạn.
Biệt thự song lập thường được thiết kế và xây dựng trên một mảnh đất rộng khoảng 126m2 (7x18m), 153m2 (8,5x18m), 162m2 (9x18m) hoặc 207m2 (11,5x18m). Phía trước biệt thự thường có khoảng lùi dài 4,5m, khoảng lùi phía sau biệt thự là 2m, khoảng lùi bên cạnh trái hoặc phải là 2m.
Xét về kết cấu, biệt thự thiết kế kiểu song lập được xây dựng chung móng nhưng thực tế chúng có mặt tiền riêng, có cổng và cửa riêng.
Chỉ có 1 mặt ốp vào nhau và đối xứng nhau qua cạnh trái hoặc phải của bức tường, 3 mặt của biệt thự giáp sân vườn và chung tường giữa với biệt thự bên cạnh.
Không gian sinh hoạt và khu vực chức năng cũng riêng biệt nhau, nội thất trong nhà cũng có thể khác biệt hoàn toàn về phong cách kiến trúc.
Phía trước biệt thự song lập thường có 1 khoảng sân nhỏ để làm tiểu cảnh sân vườn, trồng cây, trang trí để tạo nên một không gian sống gần gũi với thiên nhiên, hai bên sân vườn cũng được thiết kế tương tự đồng nhất về hình dáng và chất liệu.
Kiến trúc sư thường tận dụng đặc điểm đó để tạo không gian mở tối đa cho ngôi nhà bằng cách thiết kế ban công, cửa sổ thường được mở hướng ra vườn để đón nắng, đón gió, đón không khí trong lành từ vườn cây.
Biệt thự song lập 2 tầng cũng khá được ưa chuộng hiện nay bởi nó phù hợp với những gia đình có ít thành viên.
Mẫu biệt thự song lập dưới đây được xây dựng trên mảnh đất rộng 200m2, công trình mang nét cổ kính với tone màu vàng quý phái và mái ngói đỏ đặc trưng của kiến trúc Việt Nam, chuẩn phong thủy theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Đây là một trong những mẫu thiết kế biệt thự song lập tân cổ điển gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sự cân bằng hoàn hảo giữa các hình khối, màu sắc trung tính, các khu ban công được thiết kế các đường nét tỉ mỉ kết hợp với những đường phào chỉ nổi trên các mảng tường làm bật lên nét đẹp tân cổ điển cho công trình.
Thiết kế mái dốc có ô cửa sổ nhỏ trên mái khá độc đáo, có tác dụng lấy sáng. tạo độ thoáng cho khu vực tầng áp mái, bố trí như vậy có thể tối ưu diện tích sử dụng, gia chủ có thể tận dùng tầng áp mái để làm kho chứa đồ hoặc phơi đồ.
Mẫu biệt thự tân cổ điển song lập này lại mang hơi hướng kiến trúc Pháp với mái mansard nhẹ nhàng, thanh lịch. Hai biệt thự chung tường, kiến trúc giống nhau và đối xứng nhau tạo nên một tổng thể thống nhất như một.
Các ô cửa hình vòm với vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng làm giảm đi sự thô cứng của bê tông cốt thép, thêm nét uyển chuyển tạo nên giá trị thẩm mỹ tối ưu.
Cây xanh được trang trí dọc ban công cũng giúp ngoại thất của mỗi căn biệt thự thêm thoáng đãng hơn, không bị rối mắt do kiến trúc các đôi biệt thự song lập xung quanh đều giống nhau.
Thiết kế cấu trúc biệt thự song lập trên không tuân theo tỉ lệ hoàn hảo nhưng đều sử dụng chất liệu tương đồng và bố cục hình khối vuông vức thể hiện phong cách hiện đại tân tiến lạ mắt cũng mang lại kết nối của hai nhà biệt thự.
Do đó nếu bạn ưa thích loại hình biệt thự song lập và muốn cùng tạo nên không gian đối xứng liền kề nhau mang nét tương đồng với người thân hay bạn bè nhưng vẫn muốn thể hiện cá tinh riêng, đừng ngần ngại chia sẻ mong muốn với Kiến Trúc Nam Cường chúng tôi để tạo thêm nét chấm phá khác biệt thú vị cho căn nhà của mình.
Hầu hết những biệt thự song lập được thiết kế ở khu đô thị với hệ thống hạ tầng cao cấp nhiều tiện ích của nội ngoại khu, công viên cây xanh…
Đây là loại hình biệt thự mới lạ ở Việt Nam do đó bạn có thể phân vân có nên hay không lựa chọn phong cách này cho nhà ở của mình, hãy tham khảo những ưu và nhược điểm của biệt thự song lập dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp cho gia đình bạn.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội nói trên thì biệt thự kiểu song lập vẫn có những hạn chế riêng.
Không gian sống khép kín và hạn chế về diện tích. Khoảng cách từ biệt thự đến tường bao không quá rộng, chỉ khoảng 2m nên không thể bố trí quá nhiều cây cối hay tiểu cảnh.
Đối với những gia đình mong muốn không gian sống rộng rãi với khoảng sân vườn nhiều cây xanh thì biệt thự song lập không phải là phương án tốt nhất bởi diện tích của biệt thự loại này vừa phải, không quá lớn.
Loại hình biệt thự có thể này làm mất đi phong cách riêng của gia chủ và bạn không thể thay đổi thiết kế kiến trúc biệt thự của mình bởi nó sẽ làm mất đi tính thống nhất với ngôi biệt thự còn lại.
Để khắc phục nhược điểm này, bạn cũng có thể chia sẻ Kiến trúc sư Nam Cường những mong muốn cách tân cho biệt thự song lập để tạo thêm nét cá tính cho ngôi nhà của mình. Hai bên của biệt thự song lập có thể thay đổi một vài yếu tố như màu sắc, chất liệu, trang trí thêm các chi tiết để mỗi nhà có thêm nét cá tính riêng nhưng không làm mất đi tỉ lệ cân bằng và tính tương tác từ hai phía
Bên cạnh đó, cần thiết kế tường ngăn cách giữa hai căn biệt thự với chất liệu cách âm tốt để đảm bảo sự riêng tư cũng như không làm phiền đến nhà biệt thự bên cạnh.
Ngoài ra, do chung tường nên bạn không thể mở cửa sổ ở phía đó. Để thông gió thì nên khai thác các cửa sổ ở 3 mặt tường còn lại hạn chế.
Để lựa chọn loại hình biệt thự phù hợp với diện tích đất sẵn có và khả năng kinh tế thì cần nhận biết rõ ràng sự khác biệt giữa hai loại hình biệt thự song lập và đơn lập qua thông tin dưới đây.
Tiêu chí | Biệt thự song lập | Biệt thự đơn lập |
Điểm chung | – Cả biệt thự song lập và biệt thự đơn lập thường được xây dựng trong những khu đô thị cao cấp, tách biệt không gian sống với những công trình xung quanh. – Thiết kế mặt tiền công trình sang trọng và hài hòa giữa hình khối, mặt bằng và cảnh quan xung quanh. – Thường thiết kế không quá cao tầng, khoảng 2 đến 4 tầng. – Có tiểu cảnh sân vườn ở trước và sau biệt thự, tạo không gian xanh. | |
Vị trí | Thường được xây dựng ở các khu đô thị cao cấp | Xây dựng được ở nhiều khu vực, từ nông thôn đến thành phố, khu đô thị cao cấp |
Kiến trúc | Được ghép từ 2 căn biệt thự liền kề có kiến trúc đối xứng với nhau, chung 1 bức tường. Nhìn bên ngoài giống như 1 ngôi nhà hoàn chỉnh, nhưng thực chất là 2 biệt thự khác nhau với 2 chủ nhân khác nhau. | Là kiểu biệt thự độc lập được xây dựng trọn vẹn trên 1 mảnh đất và không chung tường với bất cứ công trình xây dựng nào khác. |
Mặt thoáng | 3 mặt thoáng (1 mặt giáp biệt thự còn lại) | 4 mặt thoáng |
Diện tích | Nhỏ hơn, tối thiểu rộng 100m2 | Lớn hơn, tối thiểu 250m2 |
Chi phí xây dựng | Thấp hơn vì khoảng sân vườn có diện tích hạn chế | Cao hơn vì gia chủ phải bỏ nhiều chi phí để tạo không gian sân vườn |
Giá bán | Thấp hơn | Cao hơn |
Sự riêng tư | Ít riêng tư hơn vì chung tường, chung vách. | Đảm bảo sự riêng tư tuyệt đối |
Giấy phép xây dựng là một trong những giấy tờ pháp lý bắt buộc phải có khi thi công bất cứ một công trình nào. Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đó để giám sát xem việc xây dựng có thuộc diện quy hoạch đô thị hay không.
Ngoài ra, việc xin giấy phép xây dựng cũng là một cách để bạn tránh các khiếu nại, kiện tụng có thể xảy ra. Nhà nước cũng dễ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của ngôi nhà bạn trước những đối tượng xấu.
Nếu ngôi biệt thự song lập của bạn không được cấp phép xây dựng thì sẽ được cho là xây bất hợp pháp và cần phải tháo dỡ, gây tổn thất chi phí rất nhiều.