Nội dung bài viết

Độ dốc của mái nhà bao nhiêu là phù hợp?

Trong thi công nhà ở, lợp mái được xem là khâu hoàn thiện gần như cuối cùng. Không chỉ quyết định tới chất lượng, tính thẩm mỹ của công trình cũng thể hiện rất rõ trong bước này. Đó là lý do tại sao khi lợp mái cần phải tính toán chi tiết độ dốc mái nhà và các thông số kỹ thuật có liên quan. Để giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn, hãy cùng Nam Cường khám phá bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng độ dốc mái

độ dốc mái biệt thự

Tính thẩm mỹ của một công trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có độ dốc mái mái nhà

Theo các thuật ngữ chuyên ngành, mái dốc là mái có độ dốc nhỏ dưới 8%. Độ dốc mái phụ thuộc vào từng vật liệu làm lên nó, mái có độ dốc lớn thì vật liệu làm mái sẽ hao phí hơn và ngược lại.

Trong bất kỳ công trình nào, việc thiết kế mái đảm bảo độ dốc có ý nghĩa rất quan trọng:

  • Về tính thẩm mỹ: độ dốc mái đảm bảo thông số kỹ thuật, đạt tỷ lệ theo quy định sẽ giúp ngôi nhà cân đối, đẹp và nổi bật hơn. Đặc biệt với những ngôi nhà sử dụng mái dốc, mái Thái thì độ dốc của mái đạt chuẩn sẽ giúp công trình cao ráo và thanh thoát hơn. Đồng thời nó cũng tạo nên góc nhìn đẹp và những hiệu ứng thị giác độc đáo, hút mắt người nhìn. 
  • Về độ an toàn: trên thực tế độ dốc mái ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thoát nước tại mái khi trời mưa. Công trình nào có độ dốc mái chuẩn sẽ hạn chế tối đa tình trạng thấm dột do nước tù đọng trên mái rồi thấm ngược lại vào tường nhà.
  • Về độ bền: thiết kế nhà ở có độ dốc mái đúng chuẩn sẽ giúp cho khả năng thích nghi của chúng với môi trường tự nhiên tốt hơn, tăng tuổi thọ mái lên đáng kể.

Độ dốc mái bao nhiêu là phù hợp

Đối với mái ngói

thiết kế độ dốc mái nhà

Độ dốc của mái phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ vàng giữa hai cạnh góc vuông của một hình tam giác. Góc anpha thẩm mỹ mái ngói nhà sẽ dao động từ 30 đến 35 độ.

Mỗi loại ngói khác nhau sẽ có độ dốc mái nhà khác nhau. Dưới đây là độ dốc tiêu chuẩn của một số mái ngói bạn đọc có thể tham khảo:

  • Các loại mái cao cấp như mái ngói Thái, mái ngói Nhật: độ dốc thường xấp xỉ rơi vào 25 độ, tương đương khoảng 40%.
  • Các loại mái ngói dẹt, mái vảy cá hoặc máu gói tra: độ dốc khoảng từ 24 đến 30 độ, tương đương khoảng 35 – 60%.
  • Ngói chất liệu xi măng: độ dốc khoảng từ 24 đến 30 độ, tương đương khoảng 35 – 60%.
  • Mái kính: độ dốc tối thiểu là 14 – 15 độ, độ dốc tối đa khoảng 60 độ.

Đối với mái bằng

Đối với các công trình mái bằng đổ bê tông sau đó dán ngói để trang trí bên trên, độ dốc mái  sẽ lớn hơn khoảng 30 – 45 độ, tuy nhiên không nhỏ quá 20 độ và lớn hơn 90 độ.

Cách tính độ dốc mái

Độ dốc i

mái nhà có độ dốc bao nhiêu?

Khi tính độ dốc mái cần lưu ý công thức %i = H/L * 100% = Arctan. 

Trong thiết kế độ dốc mái nhà, chủ đầu tư không được bỏ qua độ dốc i. Đây là độ dốc quan trọng, đóng vai trò tiên quyết trong việc xác định chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ.

Công thức tính độ dốc i như sau: %i = H/L * 100% = Arctan. 

Độ dốc m

Theo công thức lý thuyết thì m = tan(). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm xây dựng, đội ngũ kiến trúc sư tính độ dốc theo công thức truyền thống là mh/2l. 

Ví dụ: Một công trình nhà ở có độ hồi cao 3m, khẩu độ mái dài 5m. Theo công thức lý thuyết, độ dốc m sẽ bằng 3/5 = 0.6 tương đương với độ dốc mái là 60%. Tuy nhiên trên thực tế, các chất liệu làm mái khác nhau sẽ đưa đến tiêu chuẩn độ dốc khác nhau:

  • Ngói âm dương: độ dốc dao động 40% tương đương với khoảng 25 độ.
  • Ngói vảy rồng, ngói ta, ngói mũi: độ dốc dao động 40%, tương đương với khoảng 35-60 độ

độ dốc của mái nhà biệt thự

Độ dốc mái bao nhiêu là hợp lý phụ thuộc vào kiểu mái, mà việc lựa chọn mái sẽ căn cứ vào khu đất, quy mô công trình và hình thức kiến trúc. Thông thường, mái bằng được sử dụng nhiều trong kiến trúc nhà ở hiện đại. Với các công trình được xây theo phong cách tân cổ điển thì mái dốc, mái thái, mái mansard sẽ được dùng phổ biến. Để công trình đẹp, cân đối và đạt tính thẩm mỹ thì kiến trúc sư cần tính toán độ dốc, chiều cao, chiều dài mái, loại ngói lợp sao cho phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của mái. 

Để đảm bảo độ dốc mái đạt tiêu chuẩn, kiến trúc sư sẽ lên các phương án thi công tiết kiệm nhất như mái xà gồ – lito dán ngói thay thế cho bê tông mái dốc; thi công mái mansard bằng hình thức xây tường uốn cong thay cho bê tông vách tường… giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và hiệu quả chống nóng của mái. 

Với những chia sẻ chi tiết nêu trên, Kiến Trúc Nam Cường hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản về độ dốc mái nhà để có những tính toán khoa học cho công trình của gia đình mình. Để biết thêm các thông tin xây dựng khác khách hàng có thể liên lạc hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ chi tiết.

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Xem thêm