Trong các công trình xây dựng nhà ở, biệt thự, khách sạn…hiện nay, trần thạch cao luôn là vật liệu thi công được chủ đầu tư vô cùng ưa chuộng. Khi sử dụng trần thạch cao, công trình sẽ trở lên sang trọng và đẳng cấp hơn. Quá trình thi công trần thạch cao lại nhanh gọn, khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm tốt, kiểu dáng được biến tấu phù hợp với từng phong cách kiến trúc và diện tích thiết kế.
Tuy nhiên, trần thạch cao cũng có rất nhiều loại, để lựa chọn được mẫu trần đẹp phù hợp với kiến trúc, diện tích của từng khu vực thì không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về trần thạch cao, cùng với đó là các mẫu trần thạch cao phòng khách thịnh hành nhất hiện nay, mời các bạn cùng theo dõi.
Định nghĩa trần thạch cao
Mẫu phòng khách sử dụng trần thạch cao cực sang trọng
Trần thạch cao hay còn gọi là trần giả là loại trần dùng để trang trí, nằm dưới trần nhà nguyên thủy. Trần được làm từ những tấm thạch cao, gắn cố định với hệ khung vững chắc được liên kết vào kết cấu chính như sàn, dầm của tầng trên. Trần thạch cao được sử dụng rộng rãi nhằm thay thế cho trần đổ xi-măng, trần đúc … và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại vẻ đẹp mới lạ, tính thẩm mỹ cao cho không gian sống.
Vật liệu làm trần thạch cao bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Mỗi một vật liệu có một tác dụng khác nhau. Trong đó:
- Khung xương thạch cao được dùng làm khung trụ chịu lực chính treo các mảnh thạch cao. Nó có tác dụng gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
- Các tấm trần thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng, có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần nhà.
- Lớp sơn bả: Tạo độ nhẵn mịn đều màu cho bề mặt trần, giúp trần trở lên sang trọng, ấn tượng hơn.
Phân loại trần thạch cao
Xét về cấu tạo, trần thạch cao được chia thành 2 loại đó là: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Cụ thể:
Trần thạch cao nổi
Thiết kế trần thạch cao giúp không gian phòng khách trở lên sang, đẳng cấp hơn
Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả. Mẫu trần này được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao có kích thước bằng khung định hình sẵn. Loại trần này có tác dụng che đi các khuyết điểm của công trình như đường dây điện, ống nước… đặt dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói của nhà, nhằm tăng thẩm mỹ cho công trình.
Không chỉ vậy, trần nổi còn có rất nhiều ưu điểm như: Thời gian thi công nhanh chóng, chi phí thi công rẻ hơn các loại trần thạch cao khác; khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy tốt; dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, thay mới khi xảy ra sự cố. Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần, việc thay thế lắp đặt từ đó trở nên dễ dàng hơn
Tuy nhiên, loại trần này cũng có một số nhược điểm: Khó thay đổi mẫu mã do dùng các tấm thạch cao có kích thước cố định; Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, nếu sử dụng ở diện tích nhỏ dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Vì vậy, nó thường được ứng dụng cho những không gian lớn như nhà xưởng, hội trường… Về tính thẩm mỹ trần nổi không sang trọng bằng trần chìm.
Trần thạch cao chìm
Mẫu trần thạch cao được thiết kế giật cấp đem đến sự sang trọng, cao ráo cho không gian phòng khách tân cổ điển
Trần chìm là trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu bên trên các tấm thạch cao. Cách thi công các tấm thạch cao sẽ được bắt vít từ dưới lên, ngược lại so với trần nổi. Khung định hình bằng nhôm kẽm hình chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó sẽ ghép từng tấm thạch cao vào.
Trần chìm có ưu điểm tạo nên một mặt phẳng đều, mịn, không thất mí ghép. Gia chủ có thể tạo nhiều hoa văn cho trần bằng cách tô xi măng tạo thành các đường nét phào chỉ trang trí ( cách này có chi phí thi công cao hơn nhưng có độ bền và tinh xảo cao); hoặc cắt từng tấm thạch cao gắn vào để giảm chi phí. Sử dụng trần chìm mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho mọi không gian.
Nhược điểm của trần này là nếu xảy ra sự cố hư hỏng sẽ khó sửa chữa, chi phí sửa chữa cao hơn do phải gỡ nguyên trần.
Lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách
Khi lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng khách bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn mẫu trần đồng bộ với kiến trúc
Mẫu trần thạch cao dành cho mẫu phòng khách hiện đại
Trong trang trí trần nhà nói chung và trần phòng khách nói riêng, bạn lưu ý lựa chọn mẫu trần sao cho phù hợp với phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất của ngôi nhà. Chẳng hạn, đối với những ngôi biệt thự hiện đại, bạn nên chọn những mẫu trần có kiểu dáng thiên về sự tối giản, phóng khoáng nhấn bởi chiếc quạt trần, đèn chùm… để toát lên vẻ đẹp thanh lịch sang trọng của căn phòng,
Với phòng khách tân cổ điển thì bạn có thể chọn mẫu trần có những đường gờ phào chỉ nhẹ nhàng tạo điểm nhấn, tránh những mẫu có kiểu dáng cổ điển sử dụng quá nhiều hoa văn cầu kỹ gây rối mắt, khiến tổng thể chung của công trình mất cân đối, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.
Lựa chọn màu sắc hài hòa
Theo các chuyên gia phong thủy chia sẻ, trần nhà tượng trưng cho trời, mang tính dương. Do đó, bạn nên chọn những gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, như: trắng, xanh lam nhạt, vàng nhạt, hồng nhạt, … tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng, ấm cúng hơn cho căn phòng.
Bạn không nên chọn các tông màu tối, hay quá đậm bởi chúng gây cảm giác nặng nề, u ám, ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của các thành viên gia đình. Bên cạnh đó, cần chú ý đến màu sắc chủ đạo của không gian để kết hợp cho hài hòa, cũng như chú ý đến cung mệnh của gia chủ để chọn màu sắc cho phù hợp. Ví dụ: màu xanh nhạt phù hợp với chủ nhà mệnh Thủy và Mộc; màu trắng hòa hợp với chủ nhà mệnh Kim, màu vàng tương hợp với chủ nhà mệnh Hỏa…
Kết hợp trang trí phụ kiện
Mẫu trần thạch cao sử dụng phào chỉ, hoa văn mạ vàng và đèn chùm pha lê lộng lẫy phù hợp với phong cách nội thất cổ điển
Để tôn thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thì bạn nên biết kết hợp các phụ kiện trang trí cho phù hợp. Về hệ thống chiếu sáng, thay vì lựa chọn các kiểu đèn tuýp dài truyền thống, bạn có thể lựa chọn đèn LED âm trần, đèn chùm, đèn treo tường…để tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như tạo sự khác biệt. Không nên lắp đèn quá gần ghế, chiếu thẳng xuống vị trí ghế ngồi sẽ tạo nên gây ra tâm lý căng thẳng, bất an cho người ngồi phía dưới, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
Chú ý đến độ rộng, chiều cao trần
Một điều bạn cần lưu ý cuối cùng khi thiết kế trần phòng khách đó là độ rộng và chiều cao của trần. Thông thường, phòng khách thường được đặt dưới tầng 1, tầng này có độ cao từ 3,6 – 3,9m. Nếu bạn có dự định thiết kế trần thạch cao cho phòng khách, bạn nên xây tầng này cao hơn để khi thi công trần giả không gian không bị chật, thấp, gây bí bách. Đối với những ngôi nhà phố có phòng khách nhỏ, bạn nên chọn trần thạch cao chìm để không gian không bị chia nhỏ, tạo sự liền mạch rộng rãi cho căn phòng.
Những mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp 2023
Mẫu trần thạch cao phòng khách biệt thự
Mẫu trần thạch cao tấm thả kết hợp với đèn pha lê cỡ lớn làm sáng bừng không gian nội thất phòng khách biệt thự tân cổ điển
Mẫu trần thạch cao phòng khách biệt thự được thiết kế theo phong cách tân cổ điển nổi bật với các đường gờ phào chỉ đắp nổi, giúp phân chia trần thành các ô mảng có kích thước khác nhau theo một tỷ lệ vàng đầy tinh tế. Trần sử dụng màu sơn trắng muốt đối lập với màu nâu của gỗ ốp tường đã tạo được ấn tượng mạnh với người nhìn. Không chỉ vậy, cách trang trí này rất phù hợp với những không gian phòng khách rộng, mang đến cho căn phòng cảm giác ấm cúng, có chiều sâu và điểm nhấn hơn.
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhỏ
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhỏ tuy kiểu dáng đơn giản nhưng khả năng chống nóng lại vô cùng tốt, dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng
Đối với không gian phòng khách có diện tích nhỏ, kiến trúc sư đã sử dụng trần thạch cao có kiểu dáng đơn giản để căn phòng trở lên rộng rãi, sang trọng hơn. Mặt trần được thiết kế bằng phẳng, bả sơn trắng láng mịn, kết hợp với hệ thống đèn LED âm trần đặt thẳng hàng giúp gia chủ dễ dàng vệ sinh, hạn chế màng nhện, bụi bẩn bám trần. Mẫu thiết kế này rất phù hợp với chủ đầu tư yêu thích sự gọn gàng, sạch sẽ.
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà phố
Sử dụng trần thạch cao thiết kế giật cấp là sự lựa chọn hoàn hảo với không gian phòng khách nhà phố đẹp
Mẫu trần thạch cao dành cho phòng khách nhà phố được thiết kế theo kiểu giật cấp đầy ấn tượng, nhấn bởi hệ thống phào chỉ chạy dọc xung quanh viền mái tạo chiều sâu giúp căn phòng trở lên cao hơn. Điểm độc đáo trong mẫu phòng khách này chính là sự kết hợp hoàn hảo của ánh sáng và phụ kiện. Với cách thiết kế mở sử dụng cửa kính cỡ lớn giúp đem nguồn ánh sáng tự nhiên vào căn phòng, kết hợp với ánh sáng nhân tạo từ đèn điện, sắc trắng của nước sơn, trần thạch cao, cùng các đồ dùng bàn ghế, phụ kiện trang trí như tranh, lọ hoa…có kiểu dáng tân cổ điển giúp phòng khách nhà phố trở lên đẳng cấp và hợp thời hơn.
Trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại đơn giản kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng âm trần và đèn chùm độc đáo tạo nên không gian sống vô cùng tinh tế & nhẹ nhàng
Nếu bạn đang lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng khách đơn giản đẹp phù hợp với kiến trúc hiện đại, thì nên tham khảo mẫu phòng khách số 4 này của chúng tôi. Mẫu trần thạch cao giật 1 cấp với những ô dài chữ nhật nổi chạy bao quanh hình vuông chìm trung tâm mang đến sự ngăn nắp và vuông vức.
Mẫu trần thạch cao phòng khách tân cổ điển
Trần thạch cao sử dụng phào chỉ và hoa văn trang trí mạ vàng nổi bật
Những mẫu trần thạch cao phòng khách tân cổ điển là sự chọn hàng đầu cho những căn biệt thự cao cấp hay chủ đầu tư trung niên. Trần sử dụng những hoa văn trang trí được đắp nổi, mạ vàng lấp lánh, cùng hệ thống điều hòa, đèn điện âm trần thiết kế âm trần làm tăng thêm vẻ đẹp đẳng cấp của ngôi nhà.
Trên đây là bài viết những mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, nếu bạn yêu thích mẫu trần nào, vui lòng liên hệ ngay với Kiến Trúc Nam Cường qua hotline:0976.222.555 để được tư vấn chi tiết và phù hợp nhất với sở thích, phong thủy và kiến trúc nhà của bạn.