Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu vô cùng quen thuộc trong thiết kế nội thất, theo một thống kê mới nhất thì có đến 95% số hộ gia đình hiện nay lựa chọn gỗ công nghiệp để lát sàn. Vậy loại vật liệu này thực sự là gì? có điểm gì nổi bật mà thu hút đến vậy? Câu trả lời có ngay sau đây xin mời độc giả cùng theo dõi nhé
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong nội thất
Khái niệm
Trích dẫn từ wikipedia “Sàn gỗ công nghiệp và loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên (với tỉ lệ 80 – 85%) kết hợp dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra vật liệu gỗ HDF có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống xước…”
Cấu tạo
Một tấm sàn gỗ công nghiệp dù to hay bé cũng sẽ bao gồm 4 lớp sau:
Lớp phủ
Hay còn có một tên gọi khác là lớp Laminate, lớp bề mặt. Công dụng là giúp cho bề mặt sàn vững chắc, nếu bị va đập cũng hạn chế tình trạng nứt vỡ, chống lại tình trạng mối mọt…
Hiện nay, tùy thuộc vào các phân khúc khác nhau mà lớp phủ này cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như sàn gỗ công nghiệp của Đức, Malaysia..thì chất lượng bề mặt sẽ được đo bằng chỉ số AC4, AC5. Còn sàn gỗ của Trung Quốc thì thường dao động trong khoảng AC2, AC3.
Lớp vân gỗ
Hay còn được biết đến là lớp phim tạo vân gỗ. Nhiều bạn thắc mắc vì sao sàn gỗ công nghiệp được sản xuất dựa vào vụn gỗ tự nhiên mà lại vẫn có đường vân? thì câu trả lời chính nhờ đến lớp phim kể trên. Lớp phim này sẽ được mô phỏng theo đúng đường vân gỗ tự nhiên, màu sắc tự nhiên, hoặc là vân gỗ độc đáo theo yêu cầu.
Về cơ bản thì lớp vân này sẽ được lớp phủ bảo vệ nên trong quá trình sử dụng lâu dài vẫn không lo tình trạng bay màu.
Lớp lõi HDF
Lớp lõi này được sản xuất từ vụn gỗ HDF (High Density Plywood) là chủ yếu, bên cạnh đó là các chất phụ gia để tăng tính kết dính, độ cứng. Thông thường, chất lượng của sàn gỗ công nghiệp được đánh giá tốt hay chưa chủ yếu dựa vào lớp phủ và lớp lõi này. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: lớp lõi gỗ càng tốt thì sàn sẽ càng cứng, càng hạn chế được tình trạng biến dạng.
Lớp tráng
Hay còn gọi là lớp cân bằng. lớp này được làm từ loại vật liệu tổng hợp, vai trò chính là giúp bề mặt dưới của sàn ổn định, tương thích với nền, giúp tăng khả năng chống ẩm.
Ưu điểm
Sàn gỗ có nhiều ưu điểm nên được nhiều người lựa chọn
– Lắp đặt dễ dàng: thậm chí nếu gia chủ có chút hiểu biết về xây dựng có thể tự tay lắp đặt sàn gỗ tại nhà mà không lo xảy ra sự cố. Lý do là gì? đó là việc lắp sàn gỗ xuống bề mặt sàn không cần phải có chất kết dính. Thay vào đó bạn chỉ cần lót đệm sàn ở phía dưới, sau đó đặt các tấm gỗ sát nhau, liên kết chúng bằng hèm khóa. Rất đơn giản phải không ạ?
– Chi phí mềm mại: chắc chắn rồi, so với những tấm gỗ tự nhiên thì loại gỗ được sản xuất từ vụn gỗ tự nhiên này sẽ có mức chi phí rẻ hơn rất nhiều.
– Có khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt. Lí do là vì trong quá trình sản xuất, bên cạnh vụn gỗ thì loại vật liệu này còn được trộn thêm nhiều phụ gia có khả năng hạn chế tối đa tình trạng bị mối mọt, bung nở, cong vênh khi sử dụng. Hơn nữa, sàn gỗ công nghiệp còn có khả năng chống lại nấm mốc, vi khuẩn tốt.
– Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
– Lau chùi vệ sinh dễ dàng
Nhược điểm
– Tuổi thọ không dài, yếu thế hơn sàn gỗ tự nhiên rất nhiều. Đặc biệt nếu sàn phải tiếp xúc thường xuyên với nước thì không tránh được việc bị bong tróc, phồng rộp sau một thời gian ngắn.
– Mang lại cảm giác không chân thật khi tiếp xúc như sàn gỗ tự nhiên
– Không thích hợp để sử dụng cho các không gian ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với mưa nắng
– Không thể trang trí thêm hoa văn lên bề mặt sàn.
Tiêu chí chọn mua sàn gỗ công nghiệp
Phù hợp túi tiền
Sàn gỗ công nghiệp có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn
Đây là tiêu chí quan trọng mà bạn cần nắm vững. giá sàn gỗ công nghiệp sẽ được tính bình quân theo công thức sau: Giá = ngân sách/(diện tích*1,15)
– Ngân sách: là số tiền mà bạn sẽ đầu tư cho việc mua và lắp đặt sàn gỗ cho gia đình
– Diện tích: là số m2 dự định lắp sàn (không phải diện tích cả ngôi nhà)
– 1,15: hệ số này bao gồm các giá trị hạng mục phát sinh thêm như nẹp, len, cũng bao gồm số lượng hao hụt (khoảng 5%).
Đặc biệt, nếu bạn đang tìm mua sàn gỗ công nghiệp thì hãy để ý đến những đợt khuyến mại để săn được giá tốt nhé. Ngoài việc tính theo công thức chung đó, việc lựa chọn sàn gỗ còn phụ thuộc vào túi tiền bạn thực có. Chúng tôi xin phân tích từng trường hợp cụ thể như sau
– Nếu bạn không dư dả về tài chính: Hãy chọn mua các tấm sàn gỗ có độ dày khoảng 8mm, xuất xứ Việt Nam. Giá trung bình sẽ giao động trong khoảng 180.000 VNĐ – 195.000 vnđ/m2 (tính cả công lắp đặt)
– Nếu bạn có một số tiền nhỏ (trung bình khá): có thể lựa chọn gỗ dày 12mm của Việt Nam, hoặc của Trung Quốc đều được. Giá sẽ dao động từ 210.000 VNĐ – 290.000 VNĐ/m2
– Nếu bạn có số tiền dư dả mức vừa phải: có thể chọn mua các loại sàn gỗ cốt Indo, gỗ Thái Lan nhập khẩu, Gỗ Thụy Sĩ hoặc của châu u đều được. Giá dao động từ 300.000 VNĐ – 390.000 VNĐ/m2
– Nếu bạn có năng lực tài chính tốt: hãy mạnh tay lựa chọn loại gỗ dày 12mm của Malaysia hoặc nhập khẩu châu u. Mức giá trung bình là 400.000 VNĐ – 900.000 VNĐ/m2.
Phù hợp không gian
Mỗi một không gian riêng lại có yêu cầu khác nhau về chất liệu của sàn gỗ
Rất nhiều gia chủ không để ý điều này. Tuy nhiên lựa chọn loại sàn gỗ theo không gian sử dụng lại là tiêu chí không thể xem nhẹ. Lí do là gì?
Thứ nhất, mỗi một không gian sẽ có yêu cầu về thẩm mỹ khác nhau. Ví dụ phòng khách cần sang trọng, sáng sủa, phòng ngủ lại cần trầm ấm, nhẹ nhàng.
Thứ hai: Số lượng người đi lại của mỗi không gian cũng là khác nhau dẫn đến trọng lực tác động xuống mặt sàn cũng khác nhau. Dựa vào điều này mà chúng ta sẽ lựa chọn sàn gỗ có độ dày, lớp chống mài mòn tương thích. Ví dụ như lượng người lưu thông ở sàn trung tâm thương mại bao giờ cũng nhiều hơn so với phòng bếp gia đình. Chúng tôi ví dụ cụ thể như sau
– Với phòng khách: nên lựa chọn sàn gỗ cao cấp vì đây là không gian chính, là trung tâm của toàn bộ ngôi nhà, cũng là nơi đón tiếp nhiều vị khách quý nên gia chủ không thể xem nhẹ.
Lời khuyên cho gia chủ: chọn sàn có độ dày tối thiểu 8mm, tốt nhất nên là 12mm để đảm bảo yếu tố chịu lực, về màu sắc nên chọn loại sàn gỗ có tone màu nâu sáng, hoặc tốt nhất nên căn cứ vào tổng thể căn phòng để đưa ra sự lựa chọn màu hợp lí nhất.
– Với phòng ngủ: như đã phân tích ở trên, phòng ngủ thường ít có người đi lại, đây lại là nơi riêng tư nghỉ ngơi của mỗi người. Vì vậy gia chủ có thể lựa chọn loại sàn chỉ dày khoảng 8mm, tiêu chuẩn AC2 hoặc AC3 là phù hợp.
Tuy nhiên, vì phòng ngủ là nơi mà chúng ta dành ⅓ cuộc đời để nghỉ ngơi nên không thể xem nhẹ việc lựa chọn chất lượng sàn gỗ rồi. Hãy mạnh tay lựa chọn loại sàn có xuất xứ rõ ràng, có bảo hành, bảng thành phần thân thiện với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, gợi ý dành cho bạn đó là nên chọn sàn có gam màu vàng ấm, nâu nhẹ nhàng….điều này sẽ giúp gia chủ có được giấc ngủ ngon hon.
– Với phòng bếp: đặc thù của phòng bếp là thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy bạn nên lựa chọn sàn có độ chịu ẩm càng cao càng tốt, độ dày có thể chỉ dao động quanh 8mm – 10mm. Ngoài ra đừng quên đặt những tấm thảm chùi chân ở khu vực này bạn nhé.
Một số lưu ý khác
Lựa chọn sàn gỗ công nghiệp cần lưu tâm những vấn đề gì?
– Dù bạn đang có mức tài chính nhiều hay ít thì vẫn nên chọn lựa sàn gỗ có thương hiệu rõ ràng, chất lượng gỗ được thị trường kiểm định. Vì mỗi một thương hiệu lại có nhiều phân khúc khác nhau nên bạn đừng quá lo lắng về việc lựa chọn nhé.
– Khi mua sàn gỗ phải lưu ý: gỗ nguyên đai nguyên kiện, hèm khóa không bị vỡ hoặc có dấu hiệu bong, trầy xước.
– Các tiêu chí khác như: khả năng chống nước, chống phai màu, khả năng liên kết hoặc chống xước…cũng là điều bạn nên quan tâm khi lựa chọn sàn gỗ. Tuy nhiên, hầu hết để nắm bắt được điều này, các bạn nên nhờ đến sự tư vấn của nhân viên bán hàng, hoặc là đơn vị tư vấn thiết kế để nắm bắt được chính xác thông tin, từ đó giúp chọn đúng loại mà mình cần nhé.
Ứng dụng của sàn gỗ công nghiệp trong nội thất
Lót sàn phòng khách
Phòng khách được ốp sàn gỗ giúp không gian thêm phần sang trọng, ấm cúng
Vì phòng khách là nơi thường xuyên có người đi lại nên kiến trúc sư cũng đã sử dụng loại sàn gỗ dày 12mm để đảm bảo mức độ chịu lực. Hơn nữa, gam màu nâu bóng của sàn còn đồng bộ với căn phòng giúp toát lên vẻ đẹp sang trọng, trang nhã và vô cùng cuốn hút. Ngay ở dưới phía bộ ghế sofa, kiến trúc sư cũng không quên đặt thêm tấm thảm trải sàn để giữ ấm đôi bàn chân cho mọi người.
Ốp cầu thang bằng sàn gỗ công nghiệp
Cầu thang được ốp gỗ công nghiệp là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự trang nhã, mềm mại. Tuy nhiên, vì gỗ công nghiệp kị nước nên trong quá trình lau dọn, gia chủ nên lau qua bằng khăn ướt một lượt và lau lại bằng khăn khô sau đó. Có như vậy thì lớp gỗ lát bề mặt bậc cầu thang mới bền màu và không bị bong tróc.
Phòng ngủ lát sàn gỗ công nghiệp
Lát sàn phòng ngủ công nghiệp sẽ mang lại sự ấm áp, thân thiện. Đây cũng là lí do chính mà rất nhiều gia đình lựa chọn lát gỗ thanh vì sử dụng đá, gạch như thông thường.
Lát lối đi tiểu cảnh sân vườn
Tiểu cảnh sân vườn được lát gỗ phần lối đi giúp mang đến sự thân thiện, gần gũi
Đây cũng là một trong những ứng dụng nổi bật của sàn gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất nói chung. Việc lát sàn với chất liệu này sẽ giúp cho không gian thêm phần thân thiện, gần gũi và cởi mở. Tuy nhiên vì tiểu cảnh sân vườn là khu vực thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nên gia chủ cần cân nhắc thực hiện các biện pháp che chắn phù hợp, tránh để lớp sàn này hỏng hóc sau một thời gian ngắn sử dụng.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi trang tin của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức xoay quanh lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, phong thủy nhà ở…nhé. Đặc biệt nếu các bạn đang có nhu cầu tìm một đơn vị tư vấn thiết kế nhà ở, hãy liên hệ ngay với Kiến trúc Nam Cường theo số hotline 0976222555 để được tư vấn.