Nội dung bài viết

Ứng dụng của gỗ veneer trong thiết kế nội thất

Trong thiết kế nội thất thì gỗ veneer là vật liệu xây dựng cực kỳ phổ biến, được ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau. Tuy nhiên, dù phổ biến là vậy nhưng nếu chúng ta là những người không làm trong ngành xây dựng, chắc hẳn sẽ còn khá mơ hồ.

Nếu bạn cũng là một trong số đó thì đừng quá lo lắng nhé, bài viết sau đây của chúng tôi xin gửi đến các bạn câu trả lời cho câu hỏi gỗ veneer là gì? Cùng với đó là hàng loạt những thông tin xoay quanh. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

Khái niệm gỗ veneer

 

Gỗ veneer được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất

Những tấm veneer mỏng giúp bề mặt nội thất trông như gỗ tự nhiên

Hiểu một cách đơn giản thì gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên. Tuy nhiên thay vì sử dụng nguyên tấm với kích thước lớn thì người ta chỉ lạng mỏng tấm gỗ sao cho miếng gỗ dày tối đa là 2 ly. Những tấm gỗ này sẽ được gọi là gỗ Veneer. Như vậy, nếu chúng ta lạng mỏng 1 cây gỗ tự nhiên thì sẽ cho ra rất nhiều những tấm gỗ veneer.

Ưu nhược điểm của gỗ veneer

 

Gỗ veneer bên cạnh những ưu điểm thì vẫn tồn tại nhược điểm

Những tấm lạng mỏng veneer có ưu điểm là giá thành rẻ, nguồn cung lại dồi dào

Ưu điểm

– Giá thành rẻ, số lượng lớn: Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, vì gỗ veneer vốn dĩ được lạng ra từ thân cây tự nhiên nên số lượng nhận được sẽ rất lớn. Điều này cũng góp phần mang đến nguồn cung dồi dào, từ đó kéo theo chi phí sẽ giảm so với việc sử dụng các chất liệu khác. Cũng chính vì chi phí rẻ mà loại gỗ này phù hợp với kinh tế của số đông các gia đình Việt hiện nay,

Gỗ veneer là một trong số những vật liệu dán bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Những tấm veneer mỏng này có thể được dán lên cốt gỗ MDF, gỗ ván dăm MFC.

– Sử dụng gỗ veneer dán sẽ đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. Lý do là vì với loại gỗ này, thợ có thể ghép vân trang trí như: vân tròn, vân ngang, vân chéo…từ đó phù hợp hơn với từng không gian. Bên cạnh đó, nếu gia chủ là người yêu thích những gam màu nâu bóng tự nhiên của gỗ thì vật liệu này cũng đáp ứng được điều đó.

Nhược điểm

– Khả năng chịu nước kém. Lý do là vì tấm gỗ veneer này sẽ được dán bên ngoài cốt gỗ công nghiệp. Chính vì vậy lớp gỗ tự nhiên mỏng này sẽ không đủ độ dày để có thể khắc phục được tình trạng thấm nước.

– Không phù hợp để sử dụng ở điều kiện ngoài trời.

– Trường hợp gia chủ di chuyển món đồ nội thất có dán lớp gỗ veneer thì sẽ khiến cho món đồ nhanh bị trầy xước, rạn nứt. Điều này xuất phát từ chính kích thước mỏng mà gỗ veneer sở hữu.

Xem thêm: Ứng dụng của sàn gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

Các loại gỗ dán veneer phổ biến nhất hiện nay

Tấm dán veneer óc chó

 

Tấm veneer bằng gỗ óc chó có độ bền vượt trội

Mẫu thiết kế phòng ngủ bằng tấm veneer gỗ óc chó luôn sở hữu vẻ đẹp sang chảnh

Gỗ veneer óc chó chính là cụm từ nhằm chỉ loại gỗ công nghiệp có bề mặt được phủ gỗ óc chó tự nhiên. Về cơ bản thì loại gỗ này được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm nội thất, từ nội thất biệt thự, nhà phố đến chung cư, showroom hay trung tâm thương mại

Gỗ óc chó vẫn luôn được biết đến là loại gỗ thuộc phân khúc thượng lưu, tức loại gỗ này có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những loại gỗ khác.

Thứ nhất dễ uốn cong. Nếu như một số loại gỗ như lim, đinh, hương, sến, táu rất cứng, khiến thợ gặp khó khăn trong quá trình tạo hình thì gỗ óc chó lại ngược lại. Vì gỗ óc chó có đặc tính khá dẻo nên khi uốn cong cũng dễ dàng.

Thứ hai: gỗ veneer óc chó có khả năng chống cong vênh, mối mọt khá tốt.

Sử dụng loại gỗ veneer này giúp mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và thời thượng. Đặc biệt nếu gia chủ yêu thích sắc nâu trầm thì đây là chất liệu rất nên lựa chọn. Ngoài ra, dù là không gian phòng bếp hay phòng khách, phòng ngủ thì gỗ được phủ veneer bằng gỗ óc chó đều nổi bật. Hơn nữa, vì gỗ óc chó sẽ có đường vân xoáy hình tròn nên sẽ mang đến sự đồng bộ, cân xứng.

Tuy nhiên có một điểm các bạn phải lưu ý đó là bề mặt dát gỗ óc chó lâu khô, vì vậy trong quá trình làm tránh nóng vội vì điều này có thể khiến cho gỗ bị rạn nứt

Gỗ ghép veneer sồi

 

Gỗ ghép veneer sồi được nhiều gia chủ tin dùng

Gỗ ghép veneer sồi được sử dụng để lát sàn phòng khách

Tương tự như gỗ veneer óc chó, loại gỗ này thực chất cũng có cốt gỗ là gỗ công nghiệp, chỉ khác là bề mặt được phủ lớp gỗ sồi. Chính vì vậy nếu nhìn bằng cảm quan thì chúng ta đều cảm thấy chúng giống gỗ tự nhiên đến 95%.

Đây cũng là loại gỗ rất được các gia chủ yêu thích hiện nay, tiêu biểu có thể kể đến như: giá thành rẻ, ứng dụng được ở nhiều không gian khác nhau, khả năng chịu lực cũng vượt trội nên nếu bạn sử dụng cho khác không gian có mật độ đi lại nhiều như phòng khách thì cũng không cần quá lo lắng nhé. Thêm một điểm đặc biệt nữa đó là gỗ sồi sẽ có hai loại đó là gỗ sồi trắng và sồi đỏ. Gia chủ sẽ tùy thuộc vào từng không gian cụ thể mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp

– Với gỗ sồi đỏ: loại gỗ này sẽ có dải màu từ trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ lại có màu đỏ hồng, tia gỗ xung quanh cũng khá nhỏ, mặt gỗ hơi thô cứng.

– Với gỗ sồi trắng: loại gỗ này có màu nâu trắng, tâm gỗ sẽ có dải màu từ nâu đậm trở về nâu nhạt. Vân gỗ của loại này khá dài, to, tia gỗ khá dài và mềm mại.

Veneer gỗ nu

 

Veneer gỗ nu có giá thành cực đắt

Có thể nói loại gỗ này ít gặp hơn, không quá phổ biến vì loại gỗ này rất quý hiếm, đặc biệt.

Gỗ nu là gỗ tự nhiên, tuy nhiên đây không phải là cụm từ chỉ cả thân cây gỗ tự nhiên, thay vào đó gỗ nu chính là một phần thương tật của cây gỗ. Những thương tật này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như: bị sâu mọt, sét đánh, bị con người chặt phá. Sau khi phải nhận những tác động vừa kể thì cây gỗ sẽ dồn chất dinh dưỡng để chữa lành vết thương. Chính lúc này phần gỗ sau khi trở lại trạng thái lành lặn sẽ được gọi là nu gỗ. Tuy nhiên, không phải vết thương nào cũng sẽ được phủ đầy thành nu gỗ, thực tế đã chứng minh rất nhiều thân cây bị trầy xước, gãy đã trở nên mục rỗng chứ không đủ khả năng tái tạo/

Một số loại nu gỗ quý hiếm phải kể đến đó là: hương, mun, sưa…Tuy nhiên để sở hữu được veneer gỗ nu đòi hỏi gia chủ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Dù nó chỉ là tấm lạng siêu mỏng nhưng vì được lấy từ phần nu gỗ quý hiếm nên số lượng không nhiều, giá thành từ đó mà cao vượt trội.

Ưu điểm của loại gỗ này thì dường như không có đối thủ. Tiêu biểu có thể kể đến như: vân gỗ xoắn tự nhiên không theo một trình tự nào cả. Gia chủ khi sử dụng chất liệu này cho hạng mục nội thất chắc chắn sẽ mang đến không gian sang trọng, đẳng cấp. Đặc biệt các chuyên gia phong thủy còn đánh giá rằng, gỗ nu còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, hanh thông trong công việc.

Vì quý hiếm nên khi lựa chọn mua, gia chủ cũng cần tìm hiểu thật kỹ tránh trường hợp tiền mất tật mang. Một vài cách phân biệt nu giả với nu thật chúng tôi muốn chia sẻ như sau:

– Nếu vân gỗ thẳng, đều thì không phải là Nu. Thay vào đó mặt dưới của tấm Nu phải có vân gỗ xoắn

– Bạn có thể sử dụng móng tay chà lên bề mặt Nu. Nếu vết bấm móng tay để lại thì chắc chắn đây không phải là gỗ Nu.

Gỗ ghép phủ veneer xoan đào

 

Gỗ veneer xoan đào lát sàn phòng ngủ đẹp

Sàn nhà làm từ veneer gỗ xoan đào sở hữu vẻ đẹp mộc mạc y như gỗ tự nhiên

Tương tự như các loại gỗ trên, gỗ veneer xoan đào có cấu tạo gồm 2 phần: bên ngoài là tấm gỗ xoan đào mỏng, bên trong là cốt gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, loại gỗ này cũng được chia thành dòng nhập khẩu và dòng thường.

Với gỗ xoan đào nhập khẩu thì thường có giá thành cao hơn, chất lượng và mẫu mã đều tốt hơn. Với dòng thường thì vân gỗ thường không được đa dạng, tuy nhiên giá thành lại khá rẻ nên phù hợp với nhiều gia đình

Bên cạnh 4 loại gỗ veneer phổ biến kể trên thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu khác, tiêu biểu có thể kể đến như: veneer gỗ hương, veneer gỗ thông, veneer gỗ cao su…Tùy vào mục đích cụ thể mà gia chủ có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Các loại gỗ veneer kia đều khác nhau ở bề mặt dán bên ngoài, còn bên trong cốt lõi đều được làm từ gỗ công nghiệp.

Ứng dụng của gỗ veneer trong thiết kế nội thất

Ốp gỗ veneer phòng khách

 

Ốp gỗ veneer phòng khách được nhiều gia chủ lựa chọn

Sàn nhà phòng khách được sử dụng chất liệu veneer óc chó đẹp tinh tế

Khi nhìn qua phối cảnh phòng khách, chúng ta đều nhầm lẫn sàn nhà được ốp gỗ tự nhiên. Tuy nhiên thực chất phần sàn này được tạo nên từ chất liệu gỗ ghép veneer óc chó. Với tone màu nâu đậm, chất liệu này đã khiến cho không gian chung trở nên hài hòa, lịch thiệp và gần gũi, phần sàn nhà cũng vì thế mà đồng bộ với những món đồ nội thất còn lại.

Bàn làm việc từ gỗ veneer

 

 Bàn làm việc từ veneer gỗ hương đẹp

Thiết kế bàn làm việc trong văn phòng bằng veneer gỗ hương cao cấp

Với mẫu thiết văn phòng làm việc này, kiến trúc sư của Nam Cường đã sử dụng veneer gỗ hương cho bàn làm việc. Bên cạnh đó, việc sơn bóng màu Vecni còn giúp cho bề mặt bàn có khả năng chống nước, lại đảm bảo yếu tố sang trọng,lịch sự, phù hợp với tính chất công việc.

Cửa gỗ phòng ngủ veneer

 

Cửa gỗ phòng ngủ veneer

Cửa gỗ phòng ngủ veneer có màu sắc đồng nhất với các món đồ nội thất bên trong nhà

Vì cửa ra vào phòng ngủ không phải chịu nhiều lực tác động như đối với sàn phòng khách, phòng bếp. Chính vì vậy kiến trúc sư đã sử dụng tấm gỗ mdf dán veneer. Lớp dán veneer được làm từ gỗ xoan đã phát huy những ưu điểm của mình như: đảm bảo yếu tố thẩm mỹ chung cho căn phòng ngủ, chống bám bụi tốt, đặc biệt loại vật này có khả năng chống oxy hóa nên được đánh giá là phù hợp với nên khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.

Tủ bếp gỗ veneer sồi

 

Tủ bếp gỗ veneer sồi

Thiết kế kệ tủ bếp bằng tấm veneer sồi ấn tượng và không kém phần thu hút

Tủ kệ trong phòng bếp này được làm từ chất liệu gỗ veneer sồi của Nga. Vì đã trải qua quá trình tẩm sấy, chọn lọc ngay từ bước đầu nên độ bền được đánh giá là vượt trội. Bên cạnh đó, vì bề mặt ngoài được dán gỗ sồi nên khi nhìn vào gia chủ đều cảm nhận được sự mộc mạc, thân thiện y như gỗ tự nhiên.

Đặc biệt dưới góc sáng tạo tài tình của đội ngũ kiến trúc sư Nam Cường thì mẫu tủ này không những đẹp ở bên ngoài mà còn mang đến sự tiện nghi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Xem thêm: Những thông tin khách hàng cần biết về nội thất gỗ óc chó

Trên đây là giới thiệu của chúng tôi về một số thông tin xoay quanh vật liệu gỗ veneer. Với những ưu điểm vượt trội của mình, thật không khó hiểu khi vật liệu này lại được tin dùng đến vậy. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vật liệu này, cũng như chưa biết cách kết hợp chúng ra sao để mang đến một không gian sống chất lượng, hãy liên hệ ngay với Kiến Trúc Nam Cường theo số hotline 0976 222 555 để được tư vấn cụ thể nhé.

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

Bài viết liên quan