Với những ngôi nhà phố cao tầng hoặc biệt thự, tòa nhà kinh doanh thì ban công được xem là hạng mục không thể thiếu. Chúng ta có thể phán đoán đâu là ban công của một ngôi nhà, nhưng tin tôi đi, không phải ai cũng định nghĩa được ban công là gì? Hơn nữa với những ngôi nhà có ban công đã cũ kỹ, xuống cấp thì đâu là giải pháp cải tạo tối ưu? Tất tần tật những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi lý giải ngay sau đây, xin mời độc giả cùng theo dõi nhé. Đặc biệt với những ai đang có ý định setup lại ban công gia đình thì nhất định đừng bỏ lỡ bài viết này.
Ban công là gì?
Ban công là hạng mục không thể thiếu trong thiết kế nhà phố
Khái niệm
Hiểu một cách đơn giản thì ban công chính là một phần của sàn (từ tầng 2 trở lên, còn đối với tầng 1 sẽ được gọi là hiên nhà hoặc hè) được thiết kế nhô ra khỏi phần tường ngoài. Ban công có thể có hoặc không có mái che, điều này phụ thuộc vào bố cục kiến trúc của từng công trình cụ thể. Ban công và lô gia có thiết kế tương đối giống nhau nên khá nhiều người nhầm lần hai khái niệm này. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về lô gia TẠI ĐÂY.
Đặc điểm
Hình thức
+ Với những căn nhà phố hoặc biệt thự hiện đại thì phần ban công cũng khá đơn giản, các chi tiết hoa văn, gờ, phào chỉ sẽ được tiết chế tối đa, gần như là không có. Chất liệu thì đa dạng có thể làm từ thép hoặc sắt uốn cong, các chất song có thể làm từ inox
+ Với những ngôi nhà kiểu châu âu, nhà vườn tân cổ điển…thì hình thức của ban công lại mềm mại, tỉ mỉ hơn nhiều. Đặc biệt các thanh lan can sẽ được uốn cong theo nhiều hình thù ấn tượng. Chất liệu có thể cao cấp hơn như: nhôm đúc, kính, đá..
Thông số kỹ thuật
Chiều cao lan can nên cao từ 1,1m trở lên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt đối với các công trình nhà cao tầng thì gia chủ nên lắp thêm lưới bảo vệ an toàn ban công để đảm bảo an toàn tuyệt đối, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Khoảng cách giữa các thanh lan can dao động trong khoảng 5 -10m. Khoảng cách này được đánh giá là vừa đủ để người không chui lọt, lại vừa không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà.
Xem thêm: Những mẫu lưới ban công bảo vệ chung cư có trẻ nhỏ
Vai trò
– Là nơi bố trí tiểu cảnh sân vườn, chủ nhà cũng có thể sử dụng nơi này làm góc thưởng trà, thư giãn, đọc sách mỗi buổi sớm mai
– Sử dụng làm nơi phơi đồ, đặc biệt là ở các không gian nhà phố chật hẹp.
– Xét ở một khía cạnh rộng hơn thì trong các công trình kiến trúc được xây dựng với mục đích phục vụ cộng đồng, ban công còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật…
Còn bây giờ, chúng ta cùng quay trở lại chủ đề chính của bài viết nhé. Khi nào cần cải tạo ban công? cải tạo bằng những phương án nào? chi tiết có ở phần sau của bài viết, xin mời độc giả cùng theo dõi
Lưu ý khi cải tạo ban công
Cải tạo sửa chữa ban công sẽ giúp mang lại diện mạo mới cho ngôi nhà của bạn
Khi nào cần sửa chữa ban công?
Có rất nhiều lí do để chủ nhà “xuống tiền” sửa chữa, cải tạo lại không gian ban công. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như sau:
– Gia chủ mong muốn một không gian bớt nhàm chán, muốn mặt tiền ngôi nhà có được sự mới lạ, độc đáo, lúc này lựa chọn sửa chữa ban công là ý tưởng không tồi chút nào.
– Ban công cũ sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp, gây ảnh hưởng đến an toàn cũng như thẩm mỹ chung của ngôi nhà
– Gia chủ muốn tối ưu diện tích sử dụng, hoặc đơn giản là muốn dùng ban công để phục vụ cho mục đích của mình. Ví dụ như làm nơi trồng rau, trồng hoa, làm nơi phơi đồ, hoặc đơn giản là nơi nghỉ ngơi thư giãn nhỏ xinh.
Đảm bảo hệ thống thoát nước
Dù bạn có cải tạo ban công nhà ở theo phương án nào thì bắt buộc vẫn phải đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thống thoát nước. Rất nhiều gia chủ không để ý đã để hướng thoát nước chảy vào nhà, điều này là không nên. Xét theo công năng thì sẽ khiến không gian bên trong bị ướt nếu có nước chảy ngược vào. Xét theo phong thủy thì điều này chẳng khác nào khiến cho ngôi nhà nhận phải nhiều tụ khí xấu, khí quẩn quanh không luân chuyển được.
Bên cạnh đó, phía rìa ban công nên bố trí máng hoặc rãnh thoát nước. Với mùa nắng thì không sao, nhưng sang mùa đông thì hệ thống máng, rãnh này sẽ phát huy tác dụng trong việc tránh ứ đọng nước.
Cơi nới ban công
Trong quá trình cải tạo ban công, rất nhiều gia chủ lựa chọn phương án cơi nới, mở rộng diện tích ban công. Điều này là hết sức bình thường nhưng có những lưu ý gia chủ nhất định phải nắm vững
Thứ nhất: đảm bảo việc cơi nới không ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng có sẵn như cột, xà, dầm, hệ thống điện nước…
Thứ hai: việc cơi nới không gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng xung quanh
Thứ ba: đối với các căn hộ chung cư thì để có thể cơi nới ban công, gia chủ cần phải nộp cho cán bộ địa phương hoặc chủ đầu tư xây dựng thư thỏa thuận phương án sửa chữa căn hộ. Đặc biệt chỉ khi nào chủ đầu tư dự án chung cư chấp thuận bằng văn bản được ký kết, đóng dấu thì lúc đó gia chủ mới nên tiến hành cải tạo, cơi nới.
Hồ sơ thỏa thuận sẽ bao gồm các giấy tờ: đơn đề nghị được sửa chữa, thủ tục xin cấp phép xây dựng, bản vẽ chi tiết thiết kế dự định sẽ sửa đổi (cả hình thức lẫn kết cấu)
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Với những trường hợp sửa chữa đơn giản thì có thể bạn không cần thiết phải thuê đơn vị thiết kế hoặc thi công. Tuy nhiên trong trường hợp việc cải tạo ban công diễn ra quy mô rộng, có ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng thì nhất định phải nhờ đến sự tư vấn của đơn vị thiết kế. Với kinh nghiệm dày dặn trong nghề, họ sẽ biết nên cải tạo phần nào, phần nào giữ lại, có nên cơi nới hay không?…
4 ý tưởng cải tạo ban công thú vị
Thay đổi sàn ban công
Nghe hơi mạo hiểm nhưng đây quả thực là ý tưởng được nhiều người áp dụng. Thay vì sử dụng sàn bê tông nhàm chán, bạn có thể mạnh tay sử dụng loại vật liệu khác, điển hình như: gỗ công nghiệp mang đến sự ấm cúng, sàn trải sỏi mang lại cảm giác tự nhiên, phóng khoáng, thảm cỏ nhân tạo giúp mang lại yếu tố “xanh”… Tùy thuộc vào bố cục bạn định bố trí mà có sự lựa chọn loại sàn phù hợp. Tuy nhiên bạn hãy thử thực hiện ý tưởng này nhé, chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ vô cùng bất ngờ đấy.
Sử dụng chậu cây gắn tường
Sử dụng chậu cây xanh sẽ khiến khu vực ban công thêm thân thiện, trong lành
Ý tưởng này có thể áp dụng được với cả ban công lớn lẫn nhỏ, trong mô hình nhà phố thông thường hoặc biệt thự rộng lớn. Sự xuất hiện của những chậu hoa tươi tắn sẽ mang đến cho ban công một vẻ đẹp tràn trề nhựa sống. Đặc biệt, bạn cũng có thể gắn những chậu cây nhỏ lên lan can, thêm vào đó là bộ bàn ghế nhỏ xinh để ngồi uống trà nữa, một khung cảnh thật hết sức thu hút phải không nào?
Trang trí ban công thành phòng khách ngoài trời
Một ý tưởng khá hay ho mà bạn có thể tham khảo đó là trang trí ban công thành một phòng khách phụ thu nhỏ, nơi đây có thể sử dụng để đón tiếp các vị khách thân quen khi ghé thăm gia đình.
Những việc cần làm là gì? bố trí thêm một bộ bàn ghế nhỏ xinh, trồng thêm một ít hoa và cây cảnh nhỏ, đặc biệt nhớ thiết kế rèm che để sử dụng khi cần thiết…chỉ với một số hành động đơn giản vậy thôi là bạn đã có thể hô biến ban công trở nên mới mẻ và thân thiện hơn bao giờ hết rồi. Đặc biệt, bàn đừng quên thiết kế lan can bằng chất liệu kính để tăng thêm vẻ đẹp cho khu vực ban công này nhé.
Xem thêm: Tham khảo các mẫu ban công đẹp
Cải tạo ban công thành nơi trồng rau
Hãy biến tấu khu vực ban công thành nơi trồng rau xanh lý tưởng bạn nhé
Tất nhiên với ý tưởng này, điều bạn cần quan tâm trước tiên là hệ thống thoát nước của ban công hoạt động có đảm bảo không? Nếu có hãy sửa chữa ngay. Nếu không thì bắt tay vào cải tạo thôi nào.
Gia chủ có thể sử dụng những chiếc bồn trồng cây bằng gỗ có đục lỗ, hoặc bồn từ chất liệu kim loại, chậu đất nung, bồn gốm, chậu trồng rau làm từ sợi thủy tinh. Hoặc nếu ban công nhà bạn rộng rãi, hãy liên hệ với đơn vị chuyên cung cấp thiết bị trồng rau để thiết kế một hệ thống trồng rau thủy canh, vừa an toàn cho sức khỏe, lại giúp “chiều lòng” thú vui trồng rau của chủ nhân.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã mang đến cho các bạn thêm nhiều ý tưởng cải tạo ban công. Liên hệ với Kiến Trúc Nam Cường qua Hotline 0976222555 để nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí nhé.