Nội dung bài viết

Xây bậc tam cấp nên có mấy bậc và cao bao nhiêu?

Trong các công trình xây dựng nhà ở như biệt thự, lâu đài, khách sạn thường xuất hiện bậc tam cấp. Trong phong thủy, bậc tam cấp góp phần làm nên tính thẩm mỹ, sự thuận thiện trong giao thông và đem lại những may mắn đến cho gia chủ . Vậy xây bậc tam cấp nên có mấy bậc, cao bao nhiêu thì chuẩn phong thủy? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Cơ sở tính toán số bậc và kích thước bậc tam cấp

Dưới góc độ khoa học – sử dụng

Bậc tam cấp là bậc dùng để phân chia ranh giới giữa khu vực trong nhà và phần đất ngoài nhà, thường là phần sân. Tên gọi tam cấp biểu trưng cho ba bậc Thiên – địa – nhân. Tuy nhiên, số lượng bậc không phải lúc nào cũng cố định là 3 như tên gọi. Tuỳ vào sự chênh lệch độ cao giữa không gian sống và sân vườn mà số lượng bậc sẽ được tính toán cho phù hợp, dựa theo bội số của 3.

thiết kế mặt tiền biệt thự đẹp

Bậc tam cấp đóng vai trò như một phương tiện giao thông, là lối đi để mọi người di chuyển trong nhà. Xây dựng bậc tam cấp đúng cách sẽ thuận tiện cho việc sử dụng, đi lại của mọi người, đồng thời góp phần tăng thêm sự sang trọng, bề thế cho công trình.

Để đảm công năng hữu dụng của bậc tam cấp, chủ đầu tư cần tính toán:

  • Tính thuận tiện: số bậc và kích thước của bậc tam cấp cần được tính toán để đảm bảo sự an toàn, thuận tiện cho việc di chuyển của các thành viên, tránh việc hụt chân khi bước, đặc biệt là gia đình có người già và trẻ em.
  • Tính thẩm mỹ: cần tính toán xây bậc tam cấp sao cho tương xứng, hài hoà với diện tích, phong cách, kiến trúc của công trình. Ngoài ra cần chú ý đến kích thước và khoảng cách từ sân vườn đến ngôi nhà để có cơ sở tính toán bậc tam cấp phù hợp.

Dưới góc độ phong thủy

Theo thuyết âm dương ngũ hành: Quan niệm số lẻ đại diện cho người dương, số chẵn đại diện cho người âm, nên số bậc tam cấp nhà ở thường là lẻ. Ví dụ như 3 bậc, 5 bậc, 7 bậc,…

xây bậc tam cấp biệt thự

Bậc tam cấp của nhà ở luôn là số lẻ bởi số lẻ đại diện cho người dương, biểu trưng cho sự sống

Theo thuyết “Tam sinh tương ứng: Thiên – Địa – Nhân”: nội dung cơ bản của thuyết này cho rằng mọi vật trên đời đều cần có sự bố trí hợp lý, có sự kết hợp hài hoà giữa con người và trời, giữa cuộc sống nhân tạo và môi trường thiên nhiên. Do đó, bậc tam cấp cần tuân theo đầy đủ 3 cấp  là Thiên – Địa – Nhân, từ trời tới đất sau cùng mới tới con người. Tùy vào tuổi, mệnh của gia chủ và quy mô của công trình mà có cách tính toán, lựa chọn số bậc tam cấp phù hợp.

Theo vòng tròn “sinh, lão, bệnh, tử”, xây bậc tam cấp cần tính toán được cách đặt “sinh”. Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là bậc đầu tiên của tam cấp, sau đó tam cấp 2 là “lão” và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà hoặc sân là “tử”. Tuy nhiên, theo chuyên ngành xây dựng sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, muốn vào nhà phải đi qua sân, nơi chứa đựng nhiều sinh khí như vậy không thể tính là “tử”. Thực chất, “sinh” phải tính từ sân. Theo cách tính này mọi chuyện được giải quyết dễ dàng. Từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”.

Kích thước bậc tam cấp theo phong thủy

Theo phong thuỷ, xây bậc tam cấp thường xây số bậc lẻ. Chúng không nhất thiết là 3 bậc, có thể là 1,5,7,9,… bậc đều được. Tuy nhiên, dù là bao nhiêu bậc thì kích thước bậc tam cấp cũng cần đáp ứng những thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

Chiều cao bậc tam cấp Chiều rộng bậc tam cấp Chiều dài bậc tam cấp
15 – 18cm 20 – 30cm Phụ thuộc vào chiều dài của thềm nhà

Lưu ý: 

– Kích thước của bậc tam cấp cũng phụ thuộc vào chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Nếu sảnh chính rộng rãi thì bậc tam cấp cần có chiều dài phù hợp, đủ để ôm trọn không gian sảnh.

– Tùy theo kiến trúc của từng ngôi nhà mà bậc tam cấp có thể được bố trí ở một mặt tiền chính hoặc các mặt tiền bên. 

Cách tính số lượng bậc tam cấp phù hợp

Thực tế thiết kế thi công các công trình xây dựng cho thấy, có 2 trường hợp dễ bị nhầm lẫn khi tính số bậc tam cấp:

  • Bậc tam cấp 1 bằng với mặt sân: Trên lý thuyết, trường hợp này xảy ra đối với các công trình có sân bị đào lõm sâu so với nhà. Tuy nhiên, trên thực tế chẳng ai đi đào sân lõm xuống khi xây dựng nên trường hợp này chỉ có 2 bậc và được gọi là bậc nhị cấp.
  • Bậc tam cấp 3 bằng nền nhà: Trường hợp này rất phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở nhưng lại ít bị phát hiện ra. Thực chất, có 3 bậc mà bậc 3 trùng với nền nhà thì bậc tam cấp này chỉ còn có 2 bậc, tên gọi đúng phải gọi là bậc nhị.

Như vậy, cách tính số lượng bậc tam cấp chuẩn và phù hợp với mọi công trình là bậc tam cấp 1 cao hơn sân và bậc tam cấp 3 thấp hơn nền nhà.

Những chia sẻ chi tiết về cách xây bậc tam cấp của Kiến Trúc Nam Cường hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Để biết thêm các nguyên tắc, quy chuẩn xây dựng khác, bạn đọc có thể tham khảo thêm trên website của chúng tôi hoặc liên hệ hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ trực tiếp, miễn phí tư vấn 24/7.

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Xem thêm