Nội dung bài viết

Làm móng nhà trên đất ao hồ thế nào để đảm bảo sự vững chắc?

Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm phía dưới cùng của mỗi công trình, có tác dụng nâng đỡ, đảm bảo độ an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ của tất cả các bộ phận phía trên. Việc làm móng rất quan trọng, đặc biệt càng quan trọng hơn đối với các công trình xây dựng trên nền đất yếu như nền đất ao, hồ, đất ruộng. Vậy làm móng trên các loại đất đặc thù đó như thế nào, bạn đọc hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Các giải pháp làm móng trên đất ao hồ

Tăng chiều sâu chôn móng

làm móng nhà trên đất ao

Tăng chiều sâu chôn móng là giải pháp phù hợp cho việc xây dựng nhà ở trên nền đất yếu

Hiểu một cách đơn giản nhất, chiều sâu móng là độ sâu từ mặt đất đến hố móng. Cách đơn giản và dễ sử dụng nhất để làm móng trên đất ao hồ được hiệu quả đó là tăng chiều sâu chôn móng. Việc gia tăng chiều sâu đồng thời sẽ gia tăng trị số chịu tải của nền, độ lún của móng giảm. Không chỉ vậy, việc tăng độ sâu giúp cho móng có khả năng chạm tới các tầng phía dưới tốt hơn, kết cấu chặt chẽ và ổn định hơn.

Hình dạng và kích thước móng

Việc thay đổi hình dạng và kích thước móng có khả năng giúp thay đổi áp lực tác dụng trên mặt nền. Cải thiện được điều này sẽ giúp khả năng chịu tải được cao hơn, hạn chế khả năng biến dạng của nền. Khi đó, áp lực tác dụng lên mặt trên của nền và độ lún của công trình sẽ giảm, kéo theo sự gia tăng của diện tích đáy móng. Tuỳ vào điều kiện đất cụ thể mà chủ đầu tư có thể tính toán sử dụng các loại móng khác nhau, có thể là móng cọc, móng băng hoặc móng đơn.

Áp dụng loại móng phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại móng nhà khác nhau: móng đơn, móng băng, móng bè,…Tuỳ vào điều kiện địa chất của công trình và điều kiện kinh tế của chủ đầu tư mà có những sự lựa chọn phù hợp.

thiết kế móng nhà trên đất ao

Móng cọc có chất lượng tốt, độ bền cao nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn

Khảo sát các công trình xây dựng hiện nay, đặc biệt các công trình nhà trên đất ao hồ, loại móng được lựa chọn nhiều nhất là móng cọc. Móng cọc có hai phần chính là đài móng và cọc. Các nhóm cọc được liên kết với đài tạo thành khối vững chắc, có khả năng truyền trọng lực ở ở phía trên xuống lớp đất nền phía dưới để ngôi nhà vững chắc hơn.

Có hai loại móng cọc chủ yếu là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp:

  • Móng cọc đài cao: loại móng này có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều cao của có lớn hơn chiều cao của móng, có khả năng chịu cả tải trọng nén và uốn, chịu được cả lực ngang và lực đứng.
  • Móng cọc đài thấp: loại móng này có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt để lực ngang của móng thăng bằng với sức ép tiêu cực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Điều này giúp cho cọc móng phía trong chỉ phải chịu lực nén chứ không phải chịu tải uốn.

Nhìn chung, hai loại móng cọc đều có ưu điểm riêng, thích hợp với các công trình xây dựng hiện nay. Nếu bạn đọc còn phân vân không biết lựa chọn như thế nào có thể liên hệ qua hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ trực tiếp.

Tăng cường độ cứng của móng

độ cứng của móng nhà

Độ cứng của móng được gia tăng thì sẽ làm giảm đi độ lún và độ biến dạng

Nếu thay đổi móng mà nền đất vẫn bị biến dạng thì cần phải tăng khả năng chịu lực của móng bằng cách tăng độ cứng. Bởi độ cứng của móng càng lớn thì độ lún và độ biến dạng càng nhỏ.

Giải pháp đơn giản nhất để tăng độ cứng cho móng nhà là làm tăng thêm bề dày của móng, đồng thời tăng cường độ kết dính bên trên, sử dụng cốt thép dọc chịu lực và xếp đặt những sườn chắc chắn. Tuy nhiên giải pháp này tương đối phức tạp và tốn kém chi phí, chủ đầu tư nên tham khảo thật kỹ trước khi thực hiện.

Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm

gia cố móng nhà chắc chắn

 

Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm là một trong những giải pháp hiệu quả để làm móng trên đất yếu. Tuy nhiên đây là phương pháp từ lâu đời, chỉ phù hợp với những ngôi nhà mang trọng tải nhỏ.

Thực tế cho thấy sử dụng cọc tre, cừ tràm có khả năng tăng độ chịu tải, giảm độ nhún của móng. Thông thường cứ 1m2 móng sẽ cần 25 cọc tre hoặc cọc tràm để gia cố.

Tuy nhiên, để giải pháp này được thực hiện hiệu quả cọc tre và cừ tràm cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sau:

  • Đối với cọc tre: loại cọc thẳng, tươi, không có hiện trọng cong vênh; độ dài dao động từ 2-3m, đường kính tối thiểu 6cm; tuổi thọ trên 2 năm tuổi; đầu trẻ phía dưới được vát nhọn, cách mắt 20cm để làm mũi cọc; đầu trên cách mắt trẻ 5cm và vuông góc với trục cọc.
  • Đối với cọc cừ tràm: cọc tươi, lớp vỏ không bong tróc; mật độ từ 16.000 tới già; chiều dài 3,7m, tiết diện nhỏ, đường kính nognj dao động 6 – 8cm, đường kính gốc là 8 – 10 cm.

Khi thi công gia cố móng nhà bằng cọc tre, cừ tràm thì cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: 

– Đóng 1 cọc/lần để cọc không bị nghiêng. Trong suốt thời gian đóng cọc cần giữ cho cọc thẳng đứng. 

–  Cọc được đóng cần chìm sâu dưới mực nước ngầm để đạt hiệu quả cao. Nếu đầu cọc nằm trên mực nước ngầm thì cắt phần đầu trên đi để cọc không bị mối, mọt, mục khi sử dụng. Cần chắc chắn rằng khi cắt thì cọc vẫn đảm bảo chiều dài theo đúng thiết kế để đảm bảo sức chịu tải của cọc trên nền móng. 

– Đóng cọc đảm bảo đúng kỹ thuật theo hướng từ ngoài vào trong và theo đường xoáy ốc

– Phân bố đều cọc trên diện tích thi công móng

– Khi đóng cọc nên lót tấm đệm vào đầu cọc để đầu cọc không bị vỡ. Nếu bị vỡ thì cắt bớt phần bị vỡ đó đi. 

Lưu ý khi xây nhà trên nền đất yếu

Chú ý việc nứt, lún đất

thi công móng nhà

Khi xây dựng nhà ở trên nền đất yếu cần chú ý việc nứt, lún đất

Đối với diện tích đất xây dựng, chủ đầu tư cần nắm được xem dộ nứt, lún của đất ở khoảng nào, thực tế áp dụng các giải pháp xử lý như thế nào thì có hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí tốt nhất. Nếu không tự mình giải quyết triệt để được vấn đề này, hãy liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư để được hỗ trợ và tính toán tốt nhất.

Khảo sát địa chất trước khi làm móng

Việc khảo sát địa chất trước khi làm móng rất quan trọng. Nó không chỉ quyết định tới các giải pháp làm móng của bạn mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình. Ngoài khảo sát thực tế, hãy khảo sát bằng cách sử dụng các thiết bị địa chất chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Chất lượng vật liệu làm móng

Hiện nay có rất nhiều loại móng nhà khác nhau. Đối với các công trình xây dựng trên nền đất yếu, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các loại móng được làm từ vật liệu cao cấp, có độ cứng, độ chịu lực và độ bền cao. Lựa chọn đúng vật liệu làm móng sẽ hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.

Đơn vị thiết kế, thi công uy tín

đơn vị thi công móng nhà uy tín

Nam Cường – đơn vị thi công móng nhà uy tín, nhận được sự đánh giá cao của khách hàng

Bên cạnh việc lựa chọn giải pháp, tính toán phương án làm móng nhà trên đất ao hồ, hãy suy nghĩ đến việc lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín. Tại đây đội ngũ kiến trúc sư lành nghề sẽ khảo sát, tính toán, lựa chọn cho bạn những sản phẩm móng, những cách thức xử lý móng tốt nhất, đảm bảo hài hoà về chất lượng và chi phí, thời gian.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế, thi công các công trình xây dựng, Kiến Trúc Nam Cường tự hào là đơn vị cung ứng các loại móng, các dịch vụ thi công móng trên nền đất yếu chất lượng, giá thành cạnh tranh. Liên hệ hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ và báo giá chi tiết.

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Xem thêm