- 0976.222.555
- pronamcuongdesign@gmail.com
- Mon - Sat: 7:30 - 17:00
Việt Nam là một trong những nước có đường bờ biển dài với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được UNESCO công nhận. Vì vậy, ngành du lịch rất được chú trọng phát triển. Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng có cơ hội phát triển theo.
Nhiều chủ đầu tư nhận ra tiềm năng của lĩnh vực này nên đã chi tiền mạnh mẽ để đầu tư xây dựng khách sạn, phát triển dịch vụ đi kèm. Sự cạnh tranh của các khách sạn đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước nhà.
Để thu hút được khách du lịch lựa chọn khách sạn của mình, không chỉ chất lượng dịch vụ tốt, nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống vận hành hiệu quả mà yếu tố thẩm mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhiều chủ đầu tư đã đầu tư vào thiết kế khách sạn cả về mặt kiến trúc và nội thất, kiến tạo không gian nghỉ dưỡng đẹp mắt để thỏa mãn nhu cầu “check in” của du khách.
Ngoài việc thu hút du khách, thiết kế khách sạn còn có những ý nghĩa sau:
Thông thường, một số công năng cơ bản cần có trong mỗi khách sạn đó là: phòng nghỉ riêng dành cho khách hàng, khu vực công cộng chung, khu vực sảnh lễ tân đón tiếp khách, khu vực để xe… Ngoài ra, còn có những công năng khác như: nhà hàng, quầy bar, bể bơi, sân vườn, khu vực giải trí, thư giãn,…
Tùy thuộc vào chi phí đầu tư cũng như quy mô của mỗi khách sạn mà chủ đầu tư nên nghiên cứu, lựa chọn và thiết kế, bố trí các công năng sao cho thật khoa học, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao, vừa đảm bảo công năng sử dụng tiện nghi và thoải mái nhất dành cho khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Tiêu chuẩn về vị trí xây dựng: Thông thường, những công trình khách sạn nên được xây dựng trên những mảnh đất ở vị trí trung tâm, mặt đường, mặt phố thông thoáng, có hệ thống giao thông thuận tiện để có thể thu hút được sự chú ý cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tìm đến khách sạn.
Tiêu chuẩn về số tầng và số phòng: Tùy thuộc vào mức xếp hạng chất lượng hay quy mô của khách sạn mà chủ đầu tư nên cân nhắc và thiết kế, xây dựng công trình với số tầng và số phòng hợp lý.
Đối với những công trình được xây dựng nhằm mục đích kinh doanh như khách sạn, việc lựa chọn và sắp xếp nội thất cho các không gian bên trong là một trong những việc quan trọng, cần đặc biệt chú ý.
Đồ nội thất được lựa chọn cho khách sạn cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ và tính năng sử dụng. Chủ đầu tư nên tìm hiểu và chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí phù hợp với lối kiến trúc tổng thể.
Khi lựa chọn các mẫu thiết kế khách sạn, chủ đầu tư cần quan tâm đến:
Mặt tiền khách sạn là toàn bộ phần phía trước của một công trình khách sạn và cũng là ấn tượng đầu tiên khi khách hàng bước chân vào. Khách sạn là cơ sở kinh doanh nên mặt tiền phải được thiết kế mở, có sự giao tiếp với bên ngoài. Phương án hợp lý nhất được kiến trúc sư lựa chọn là sử dụng cửa kính trong suốt.
Tuy nhiên, khi thiết kế mặt tiền, chủ đầu tư cần nghiên cứu các yếu tố liên phong thủ, lựa chọn hướng chính và màu sắc của công trình sao cho phù hợp với mệnh của chủ đầu tư.
Mặt tiền tuyệt đối không sử dụng vật liệu kém chất lượng vì nó là bộ mặt và linh hồn của toàn bộ khách sạn. Hình khối của mặt tiền cần hài hòa lược bỏ những chi tiết rườm rà, rối mắt. Mặt tiền khách sạn sẽ rất thu hút nếu được trang trí một cách hợp lý từ hoa văn, phào chỉ, màu sắc đến các chi tiết bổ trợ như đèn hắt, cây xanh…
Đối với công trình khách sạn nói riêng và với tất cả các công trình khác nói chung, mặt tiền là một phần rất quan trọng trong kết cấu tổng thể bởi nó là bộ mặt chung của cả công trình, là nơi mà mọi người sẽ nhìn thấy trước tiên.
Tùy thuộc vào phong cách kiến trúc chủ đạo của khách sạn mà chủ đầu tư nên thiết kế mặt tiền sao cho phù hợp với những đường nét tinh tế, cân đối và sự kết hợp màu sắc nổi bật, ấn tượng, mang đến vẻ ngoài lối cuốn khó có thể rời mắt.
Đối với một công trình khách sạn, họa tiết, phào chỉ và hoa văn là những yếu tố trang trí không thể thiếu. Họa tiết, hoa văn giúp căn nhà của bạn trở nên ấn tượng, cuốn hút và có điểm nhấn hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa họa tiết trang trí với không gian sống sẽ mang đến mặt tiền cuốn hút, ấn tượng cho công trình. Không chỉ ứng dụng cho kiến trúc mà hoa văn, phào chỉ còn được sử dụng cho nội thất như trần nhà, tường, khung tranh ảnh, đồ nội thất… đều rất đẹp.
Sự kết hợp đa dạng kiểu dáng , màu sắc và kích thước sẽ tạo nên sự kết nối hài hòa cho cơ sở kinh doanh của bạn. Bí quyết nhỏ về cách phối màu là những họa tiết hình học, họa tiết nhỏ có ít độ tương phải thì nên kết hợp với gam màu trung tính sẽ giúp căn phòng có điểm nhấn.
Sảnh, quầy lễ tân | Sảnh và quầy lễ tân có thể coi là trung tâm của một khách sạn, không gian này chính là ấn tượng ban đầu của du khách khi đặt chân tới. Vì vậy, từ đồ nội thất, bố cục, màu sắc, vật liệu, ánh sáng và đồ trang trí cần phải lựa chọn cẩn thận. Khi chọn quầy lễ tân, chủ đầu tư cần xem xét đến kích thước sao cho hài hòa. Nếu diện tích sảnh rộng thì có thể sử dụng quầy lễ tân lớn, dáng chữ I hoặc chữ L. Ngược lại với những mẫu thiết kế khách sạn có sảnh nhỏ thì quầy hình chữ nhật, hình vòng cung nhỏ sẽ là lựa chọn hợp lý. |
Phòng ăn, bếp, bar, cafe | Thường được bố trí trên tầng 2 hoặc tầng vị trí trung gian, thuận tiện cho việc di chuyển của khách. Nhà hàng, khu vực cafe, bar được tích hợp trong khách nhằm phục vụ cả về ăn uống, thư giãn, vui chơi cho khách hàng. Không gian ăn uống phải được thiết kế, bài trí đẹp và ấn tượng không thua các nhà hàng, quán cafe, bar chuyên nghiệp. Bởi đây là nơi khách thưởng thức những món ngon của khách sạn đó hoặc địa phương đó. Kiến trúc sư phải đặc biệt lưu ý đến không gian nhà hàng, đảm bảo diện tích rộng rãi, sạch sẽ, ngăn nắp. Một không gian ăn uống chuyên nghiệp sẽ tạo được cho khách hàng cảm giác ngon miệng, thoải mái khi thưởng thức đồ ăn |
Chỗ để xe ô tô | Các khách sạn thường bố trí gara ở tầng hầm hoặc mảnh đất bên cạnh để mang đến tiện lợi cho khách. Thực tế, các khách sạn có gara rộng rãi sẽ thu hút được sự chú ý của khách du lịch bởi sự tiện lợi, rút ngắn thời gian di chuyển. Chiều cao tối thiểu của tầng hầm là 2,2m. |
Khu vực buồng phòng | Thường được bố trí từ tầng 2 trở lên. Chiều cao cho các phòng là 3m đến 3,3m. Số phòng sẽ phụ thuộc vào đăng ký tiêu chuẩn khách sạn mà chủ đầu tư hướng đến. Buồng ngủ được chia thành 4 hạng, với diện tích từ 10m2 đến 42m2. |
Phòng tắm – WC | Bố trí ở đâu các khu vực sinh hoạt chung và trong mỗi phòng ngủ. WC phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, ngăn nắp, khoa học. |
Phối cảnh khách sạn là thể hiện các hình ảnh 3 chiều của khách sạn trên bề mặt giấy. Đây là chìa khóa để kiến tạo lên những công trình đẹp từ kiến trúc đến nội thất, sao cho đúng với sở thích, mong muốn của chủ đầu tư. Bản phối cảnh được thực hiện sau khi thống nhất ý tưởng thiết kế giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư. Bản vẽ bao quát toàn bộ kiến trúc, sân vườn, cổng tường rào của khách sạn, thể hiện phong cách kiến trúc mà khách sạn hướng đến.
Sử dụng màu sắc là một yếu tố quan trọng, giúp làm nổi bật lên kết cấu kiến trúc tổng thể và góp phần mang đến vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo cho các công trình. Trong bảng màu sắc đa dạng và phong phú, mỗi tông màu đều có những sắc thái riêng và để có thể tạo nên hiệu ứng màu sắc nổi bật nhất, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và phối kết hợp ăn ý giữa các tông màu khác nhau.
Khi thiết kế công trình khách sạn, chủ đầu tư nên chú ý lựa chọn và kết hợp một cách hài hòa giữa màu sơn chủ đạo, màu của họa tiết, hoa văn trang trí và màu của đồ nội thất bên trong mỗi không gian, nhằm tạo nên vẻ đẹp bắt mắt và có tính thẩm mỹ cao, từ đó giúp thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
Khi thiết kế phối cảnh công trình khách sạn, để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng ngay từ những ánh nhìn đầu tiên, cần có sự đầu tư và chú trọng trong việc thiết kế mặt tiền của khách sạn.
Sảnh chính sẽ được bố trí ở tầng 1, ngay sau khi bước vào cửa khách sạn. Việc trang trí không gian này nên dựa vào phong cách tổng thể chung đồng thời thiết kế thêm những điểm nhấn nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo những thiện cảm tốt đẹp ngay từ ban đầu.
Tuy nhiên, khi thiết kế tầng hầm, chủ đầu tư cần chú trọng đến yếu tố kỹ thuật, kích thước, hệ thống thoát nước, đèn điện để mang đến không gian để xe rộng rãi, tiện lợi. Chủ đầu tư và kiến trúc sư phải đảm bảo tránh ngập úng nước, lối vào hầm phải có hệ thống thoát nước độ dốc đảm bảo kỹ thuật.
Khách sạn kiểu Pháp xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII. Từ khi xuất hiện, phong cách kiến trúc mới mẻ này đã nhanh chóng được ưa chuộng bởi sự tinh tế cũng như kiểu dáng cầu kỳ bắt mắt. Nó đã phá vỡ những quy luật xưa cũ của kiến trúc cổ điển tự nhiên và tạo cho mình một chỗ đứng riêng. Kiến trúc khách sạn đẹp mang hơi hướng tân cổ điển chung nhưng được du nhập phát triển theo văn hóa Pháp kèm theo những đổi mới và phù hợp với kiến trúc châu Âu.
Thực dân pháp bắt đầu xâm chiếm và đô hộ Việt Nam từ khoảng nửa cuối thế kỷ XIX nên trên dải đất hình chữ S này bắt đầu xuất hiện những công trình kiến trúc Pháp. Hiện nay, khách sạn kiểu Pháp xuất hiện ở các thành phố lớn hoặc nơi đặc biệt phát triển về du lịch ở Việt Nam. Bởi lẽ, khách sạn kiểu pháp đòi hỏi chi phí thiết kế khá cao và tinh tế.
Khách sạn 3 sao trở lên thường được xây dựng theo kiến trúc Pháp để thu hút khách du lịch nước ngoài.
Lối kiến trúc châu Âu xem trọng sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng đường nét điêu khắc, chạm khắc hoa văn. Không gian nội thất phải là những vật dụng sa hoa, đắt tiền. Tầng dưới bên dưới, KTS tận dụng làm hầm để xe cho các phương tiện của khách hàng và nhân viên.
Tầng 1 được di chuyển lên nhờ thang máy từ tầng hầm hoặc cầu thang bước lên từ sảnh chính. Tầng 1 thiết kế không gian mở với cửa kính trong suốt để khách hàng nhìn ngắm toàn cảnh bên ngoài. Từ tầng 2 là hệ thống phòng ngủ được thiết kế cửa sổ thông thoáng, phục vụ khách hàng. Tầng trên cùng là khu vực nhân viên sử dụng để giặt đồ và phơi đồ.
Điểm nổi bật trong giải pháp thiết kế khách sạn tân cổ điển chính là việc pha trộn một cách hài hòa nét tinh túy, cổ kính và sự phóng khoáng của con người hiện đại với những đường nét kiến trúc đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại mang tính thẩm mỹ cao. Theo đánh giá của nhiều chủ đầu tư, khách sạn phong cách tân cổ điển đang rất được ưa chuộng và nhiều du khách cũng khá hứng thú với lối kiến trúc này.
Với thiết kế 18 tầng khách sạn đáp ứng mọi yêu cầu về không gian và hệ thống phòng ngủ cho khách hàng. Thiết kế sảnh chính của khách sạn rộng nằm ngay tầng 1, kết cấu không gian mở với cửa kính trong suốt. Trước sảnh có mái hiên rộng để khách hàng có thể đậu xe xuống hoặc chờ đợi xe đến đón.
Các tầng trên là hệ thống phòng ngủ đơn, đôi, ba, phòng nghỉ cao cấp, phòng nghỉ dành cho khách VIP. Căn cứ vào nhu cầu và điều kinh tế của khách hàng, khách sạn sẽ sắp xếp và phục vụ. Bên cạnh đó, khách sạn cũng cung cấp các phòng dịch vụ như phòng gym, phòng massage, bể bơi… để đáp ứng yêu cầu của khách lưu trú.
Phong cách khách sạn hiện đại được nhiều chủ đầu tư lựa chọn khi thiết kế công trình kinh doanh khách sạn. Phong cách hiện đại thường mang lại cảm giác thân thiện, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Kiến trúc khách sạn phong cách này đều khá đơn giản, không có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà.
Nội thất trong khách sạn thường bố trí những vật dụng cơ bản để tạo ra không gian thoáng mát. Phong cách thiết kế khách sạn hiện đại phù hợp với quy mô khách sạn từ 1 sao đến 3 sao, phục vụ đa số khách hàng phổ thông.
Quy mô khách sạn 2 sao tưởng chừng là mô hình kinh doanh dễ dàng nhất nhưng ngược lại nó lại có sức cạnh tranh lớn nhất. Bởi lẽ, mô hình khách sạn 2 sao đại trà và phổ biến tại Việt Nam. Nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với hệ thống nhà nghỉ bình dân. Chủ đầu tư kinh doanh khách sạn 2 sao cần phải chú ý đến sự khác biệt trong phong cách phục vụ và phong cách thiết kế phòng ngủ.
Quy mô khách sạn 2 sao không tốn quá nhiều chi phí nhưng để khách hàng luôn nhớ tới mình thì chủ đầu tư vẫn phải dồn nhiều tâm huyết. Không gian nội thất của từng phòng ngủ phải có sự khác biệt, cung cấp đầy đủ các dịch vụ sinh hoạt cơ bản nhất. Các phòng và sảnh khách sạn phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để tạo thiện cảm với khách hàng.
Ở phân khúc khách sạn 3 sao, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu đến vị trí xây dựng. Bởi lẽ, khách sạn 3 sao chỉ phút huy tối đa công năng khi được xây dựng tại các thành phố lớn , nơi tập trung địa điểm du lịch nổi tiếng.
Khách sạn 3 sao chú trọng đến phong cách thiết kế nội thất và ngoại thất sao cho phù hợp. Các dịch vụ, loại phòng trong khách sạn cũng cần phải đa dạng, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Diện tích sử dụng được phát huy tối đa, tiết kiệm diện tích sử dụng.
Ở tầm khách sạn 4 sao, khách hàng chính sẽ là giới nhà giàu, có tiền và nhu cầu trải nghiệm dịch vụ cao. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao để được phục vụ hoàn hảo.
Thiết kế khách sạn 4 sao trở nên phải có ưu thế về diện tích và cảnh quan. Sân mặt tiền khách sạn rộng rãi để các phương tiện di chuyển vào dễ dàng, thuận lợi. Cảnh quan không gian cũng phải bắt mắt, gần gũi với thiên nhiên để tạo cảm giác thư thái. Sảnh chính của khách sạn rộng mở, không gian thoáng để đón tiếp đoàn khách vip, khách lớn. Thái độ phục vụ của nhân viên lúc nào cũng cần niềm nở, làm hài lòng tuyệt đối với khách hàng.
Cuối cùng là mẫu thiết kế khách sạn 5 sao cao cấp nhất trong hệ thống khách sạn ở Việt Nam.
Khi kiến trúc sư thiết kế khách sạn, quy mô khách sạn 5 sao phải có diện tích mặt tiền rộng, phương tiện đi lại thuận tiện. Mặt tiền được trang trí cảnh quan ấn tượng, hút mắt. Chỗ để xe phải đáp ứng 50% số phòng khách sạn. Hệ thống phòng khách sạn cao cấp, không gian nội thất thiết kế đặc biệt, tạo ấn tượng. Trong phòng ngủ, vệ sinh khép kín có bồn tắm tắm, vòi sen, nóng lạnh, tủ quần áo, két sắt,..
Thiết kế khách sạn 5 sao đòi hỏi chủ đầu tư phải có nguồn kinh phí lớn để duy trì kinh doanh ở những thời điểm vắng khách nhất, mối quan hệ rộng rãi để có lượng khách tiềm năng.
Trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng, để có thể tạo nên những công trình hoàn thiện cần phải thực hiện theo một quy trình thống nhất và rõ ràng. Khi có nhu cầu thiết kế, xây dựng khách sạn, chủ đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin liên quan một cách kỹ càng và tìm đến các đơn vị thiết kế, thi công uy tín để nhận được những sự hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.
Thông thường mỗi công ty, đơn vị sẽ có những quy trình làm việc khác nhau tuy nhiên về cơ bản thì việc thiết kế, thi công sẽ được tiến hành theo các bước như sau
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ của khách hàng
Bước 2: Tư vấn và trao đổi
Bước 3: Ký hợp đồng- Sau khi phương án thiết kế và mọi ý kiến đã được thống nhất, công ty thiết kế, thi công sẽ tiến hành soạn hợp đồng và ký kết với khách hàng.
Bước 4: Triển khai thực hiện hồ sơ
Bước 5: Bàn giao hồ sơ
Thiết kế khách sạn mini dành cho quy mô chỉ từ 1 đến 2 sao. Thông thường, mô hình khách sạn này chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân, du lịch giá rẻ. Giá phòng chỉ dao động từ 300.000 -700.000 VNĐ/ 1 phòng/ 1 đêm.
Khách sạn mini thường được xây dựng từ 3-6 tầng với mặt tiền hẹp, quy mô chỉ cao cấp hơn hệ thống nhà nghỉ một chút. Tuy nhiên, khách sạn mini vẫn đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng như: giường ngủ, điều hòa, tủ quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng…
Quy mô của thiết kế khách sạn từ 3 tầng cũng không quá chênh lệch và khách biệt so với khách sạn mini. Với số tầng này, chủ đầu tư có thể đầu tư để khách sạn trở thành 2 sao và cung cấp thêm một số dịch vụ đi kèm. Một số dịch vụ đi kèm như: masage, ăn sáng tại phòng, thuê xe đạp, tủ lạnh, đồ uống trong phòng…
Khách hàng có thể được hỗ trợ đặt xe đi chuyển các điểm tham quan, tắm giặt nước nóng… Quầy lễ tân cũng sẽ giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ, gói tour cơ bản để khách hàng lựa chọn.
Tổng thể công trình được các kiến trúc sư thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp với những chi tiết mang vẻ đẹp đặc trưng như: hệ thống cột trụ kiểu dáng hình vuông cân đối và vững chãi, những họa tiết hoa văn trang trí được khắc họa một cách mềm mại, tinh tế, toát lên vẻ đẹp ấn tượng và nổi bật.
Một trong những điểm nổi bật nhất ở mẫu thiết kế công trình khách sạn này của Kiến Trúc Nam Cường đó là mặt tiền ở tầng 1 và tầng 2 được thiết kế theo hướng mở với cửa kính trong suốt độc đáo. Điều này không chỉ giúp các không gian như được mở rộng thêm, trở nên sáng sủa và thoáng đãng mà còn xóa đi khoảng cách giữa bên trong và bên ngoài công trình, tạo điều kiện để khách hàng có thể thấy được lối kiến trúc nổi bật ở không gian bên trong khách sạn.
Các kiến trúc sư đã lựa chọn phong cách tân cổ điển độc đáo làm phong cách chủ đạo.Tổng thể công trình được thiết kế nhấn mạnh đến sự đối xứng và cân bằng của hệ thống cột trụ, họa tiết hoa văn và hệ thống những khung cửa sổ được bố trí ở mỗi tầng. Điều này cho thấy các kiến trúc sư đã phải nghiên cứu và khảo sát thực tế rất tỉ mỉ và kỹ càng để có thể tạo nên một mẫu thiết kế hoàn hảo đến từng chi tiết như vậy.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa 2 tông màu trắng kem trang nhã và màu vàng đồng xa hoa ở phần ngoại thất của khách sạn đã góp phần tạo nên vẻ đẹp vô cùng sang trọng và bắt mắt.
Công trình khách sạn được phủ một lớp sơn màu trắng tinh tế đồng thời tô điểm thêm sắc vàng nổi bật của những họa tiết, hoa văn trang trí ấn tượng.
Ẩn sau vẻ ngoài tưởng chừng như đơn giản của khách sạn là những không gian được thiết kế vô cùng xa hoa và bắt mắt ở bên trong. Sự phối kết hợp một cách hài hòa giữa các yếu tố như màu sắc, họa tiết trang trí và kiểu dáng của đồ nội thất đã mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho tổng thể công trình, giúp tạo được những ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
Mẫu công trình khách sạn 7 tầng của Nam Cường có quy mô rất lớn, bảo gồm 1 tầng hầm để xe cho khách hàng cũng như nhân viên làm việc tại khách sạn và 6 tầng lầu để phân chia và bố trí các công năng khác phục vụ cho việc kinh doanh.
Với công trình khách sạn này, ấn tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của mọi người đó là vẻ ngoài đồ sộ được thiết kế với hệ thống các ô cửa sổ hình chữ nhật đều đặn và cân đối.
Khi đầu tư thiết kế thi công khách sạn, chi phí cũng như giá cả là một trong những vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư quan tâm và tìm hiểu.
Thông thường, chi phí thi công khách sạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quy mô, diện tích xây dựng, mức độ cầu kỳ, chi tiết của kết cấu kiến trúc cũng như phong cách thiết kế, đồ nội thất bên trong mỗi không gian,…
Bởi vậy, chủ đầu tư cần tìm hiểu và tham khảo thị trường một cách kỹ càng đồng thời khi lựa chọn công ty thiết kế, thi công cần bàn bạc rõ ràng về các khoản phí xây dựng để từ đó có thể lên kế hoạch và dự trù kinh phí cẩn thận.
Có thể nói, đối với việc thiết kế và xây dựng công trình, bên cạnh việc có những ý tưởng riêng mới lạ, chủ đầu tư cần tìm đến sự hỗ trợ của các công ty thiết kế uy tín và dày dặn kinh nghiệm để có thể hoàn thành được bản thiết kế phù hợp nhất.
Trong số rất nhiều các công ty thiết kế, xây dựng công trình xuất hiện ngày nay, Kiến Trúc Nam Cường là một địa chỉ tin cậy và uy tín mà mọi người có thể tìm đến để tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế ấn tượng cũng như để trải nghiệm những dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc thiết kế cũng như xây dựng các công trình khách sạn đồng thời có thêm được nhiều ý tưởng thiết kế mới lạ và ứng ý nhé.