- 0976.222.555
- pronamcuongdesign@gmail.com
- Mon - Sat: 7:30 - 17:00
Thiết kế nhà thờ họ cần sự am hiểu sâu sắc về phong thủy, bên cạnh đó biết cách lựa chọn và bố trí nội thất sao cho thật hài hòa và độc đáo, cần có kiến thức tỏ tường về kiến trúc nhà, truyền thống của người Việt Nam, cũng như tinh tế trong cách sắp xếp không gian.
Trong bài viết này, cùng Kiến Trúc Nam Cường tìm hiểu nhà thờ họ là gì và các lưu ý khi thiết kế nhà thờ họ nhé.
Nhà Thờ Họ hay Nhà Từ Đường là công trình mang tính tâm linh dành riêng cho việc cúng bái tổ tiên hay giỗ tổ nhằm tưởng nhớ những người đã khuất và cội nguồn của mình.
Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại các vùng Trung Bộ, khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Lưu ý là Nhà Thờ dòng tộc là nơi thờ phụng của cả một dòng tộc, không phải chỉ có một nhánh mà cả một họ. Trong Nhà Thờ Họ thường không thờ quá 5 đời tổ & được phân chia theo “Chi”, ”Cành” của dòng tộc.
Khác với các công trình đền, miếu, phủ… Nhà thờ họ mang tính riêng tư, kín kẽ hơn, thường được xây ở mảnh đất có không gian riêng yên tĩnh hoặc cành nhà ở của gia chủ để thuận lợi hơn trong việc chăm sóc, hương khói.
Mối quan hệ huyết thống của người Việt Nam khá phức tạp, nhiều vùng quê cả một xóm, một làng có thể là họ hàng, ruột thịt của nhau.
Vì vậy nhà thờ họ lập ra để duy trì được sự phát triển vững mạnh của dòng tộc đó, cứ vào một ngày cố định hàng năm, được coi là ngày giỗ tổ. Con cháu thập phương sẽ trở về, quây quần sum họp để cúng bái và ôn lại những câu chuyện đời thường.
Bên trong từ đường sẽ cất giữ những di vật, sổ sách ghi chép về cội nguồn của một họ, ngày sinh tháng mất của bậc trên. Ngoài ra còn ca ngợi, lưu danh sử sách những chiến tích của các vị anh hùng trong dòng tộc.
Hay nhà thờ họ còn được gọi là một bảo tàng mini chứa đựng những thăng trầm lịch sử của cả một lớp người đi trước.
Nhờ có từ đường được xây nên, mà hàng năm con cháu, anh em, bạn bè gần xa mới có cơ hội để trở về, hỏi thăm và quây quần bên nhau.
Có vai trò to lớn như vậy, nhà thờ dòng tộc được coi như một bản sắc văn hóa không thể phai nhạt trong đời sống tinh thần người Việt Nam. Giúp cho xã hội đi lên theo hướng tốt đẹp hơn, dạy con người ta nhớ về ông cha, tiếp nối truyền thống “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đối với hướng đất: Nếu khu đất vón đã ở vị trí thuận lợi thì chúng ta nên lựa chọn theo hướng Nam. Theo Phật giáo thì hướng Nam gắn liền với hạnh phúc cũng như những điều thiện lành, theo Nho giáo thì đây là hướng theo những vị thánh nhân.
Người dân Việt chúng ta cũng luôn coi ông cha tổ tiên như những bậc thánh hiền luôn dõi theo và phù hộ độ trì cho con cháu nên cũng thường lấy hướng Nam làm chủ đạo. Tuy nhiên trong trường hợp thế đất mà bất lợi thì chủ đầu tư cũng có thể tính toán và cân nhắc để lựa chọn theo hướng khác.
Đối với địa thế đất: Nền đất phía sau nhà thờ họ phải bố trí cao hơn nền đất phía trước. Bên cạnh đó nền đất bên trái phải cao hơn nền bên phải. Nếu tuân thủ được các yếu tố trên thì việc thi công nhà thờ họ sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Tốt nhất là trước khi tiến hành xây dựng, chúng ta phải tìm được địa thế long mạch phù hợp, tránh xa huyệt xấu để con cháu sau này làm ăn thịnh vượng và phát triển tốt.
Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cả một dòng họ, vậy nên không thể xem theo tuổi của bất kỳ ai để thi công công trình. Chỉ có một người đứng ra nhận trách nhiệm giám sát thi công hoặc chăm sóc nhà thờ họ.
Nếu gia chủ có điều kiện thì có thể xây bên cạnh nhà ở để thuận tiện trong việc chăm sóc, hương khói gia tiên
Như các công trình kiến trúc khác, kích thước hay quy mô của Nhà Thờ Họ sẽ phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và sự đóng góp của thành viên trong gia đình. Đồng thời quy mô của nhà thờ cũng được xây dựng một phần dựa trên địa vị xã hội của những vai vế thành viên trong dòng họ.
Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì quy mô công trình vẫn cần được tính toán chi tiết sao cho cân đối và vừa đủ cho ngôi nhà và khuôn viên.
Ví dụ nếu chủ đầu tư muốn xây dựng trên diện tích khoảng 50 – 80m2 thì có thể thiết kế 2 tầng – 8 mái hoặc 4 mái tương ứng với 3 đến 5 gian nhà, kích thước gian giữa khoảng 5,5m, gian bên 2,7m, số diện tích còn lại sẽ dành cho tiểu cảnh sân vườn.
Bên cạnh đó nếu dòng họ nào có tài chính mạnh hơn thì có thể bài trí thêm phần hậu cung.
Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì quy mô vẫn phải được tính toán cụ thể để cân đối, vừa đủ cho phần ngôi nhà và khuôn viên. Ví dụ nếu chủ nhà muốn xây dựng trên đất có diện tích khoảng 60 đến 80m2 thì có thể làm quy mô 2 tầng với 8 mái hoặc 4 mái tương ứng cho 3 đến 5 gian.
Cổng nhà thờ họ là bộ phận tạo ấn tượng đầu tiên cho mọi người khi bước vào một nhà thờ họ, cổng thường được làm bằng đá hoặc gỗ, có thể theo phong cách hiện đại, truyền thống tương đồng với gian chính nhà thờ họ.
Hoặc được tạo nên qua sự hòa hợp của cả hai phong cách. Kiến trúc sư Nam Cường chúng tôi cũng sẽ chú ý dựa vào từng đặc trưng các vùng miền và nguyện vọng của nhà đầu tư để thiết kế sao cho hợp lý.
Mẫu phong cách thiết kế cổng tam quan nhà thờ họ trên không chỉ hút mắt bởi thiết kế gồm hệ thống mái dày cao lớn và các thức cột màu trắng in chữ nổi bật tạo sự bề thề trang nghiêm, mà còn gây ấn tượng với những tranh vẽ tường và tiểu tiết nhỏ như đèn lồng đỏ trang trí hay bụi cây cảnh hai bên góc tường.
Tất cả hòa hợp với cảnh sắc xung quanh tạo nên một tác phẩm kiến trúc vừa thích mắt vừa mang tính tôn nghiêm nhưng không kém phần nghệ thuật tinh xảo.
Tường rào là hạng mục bảo vệ bao quanh nhà thờ, đảm bảo an ninh, trật tự, tránh sự tranh chấp đất đai. Thông thường nhà thờ họ là nơi lưu giữ những kí ức đáng tự hào của cả một dòng họ từ những thế hệ trước.
Khi thực hiện xây mới hoặc cải tạo nhà thờ cần giữ gìn duy trì những nét truyền thống cố hữu trước đây thay vì thiết kế làm mới theo hướng hiện đại làm mất đi tính chất lịch sử của gia đình.
Cho nên khi xây dựng tường rào nhà thờ họ, các gia chủ thường hướng đến những mẫu thiết kế tối giản và cơ bản, không quá cầu kỳ hay bắt mắt, điểm chút hoa văn phía trên giúp cho nhà thờ không bị âm u và thoáng khí hơn. Thông thường loại chất liệu được sử dụng làm tường rào là tường rào đá, tường rào kim loại hoặc bê tông.
Chòi nghỉ và đường dạo là những thành phần không thể thiếu trong mẫu thiết kế cảnh quan sân vườn nhà thờ họ có diện tích đất lớn. Bởi đây là bộ phận giúp tăng không gian trải nghiệm khuôn viên, mở ra những hướng nhìn mới trong khung cảnh vườn nhà thờ họ.
Chòi nghỉ trong sân vườn được bố trí giữa hồ nước xung quanh được thả sen, theo từ lối đi cách điệu rất cá tính và độc đáo, là nơi mọi người có thể nghỉ ngơi, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình tuyệt đẹp.
Không gian sân vườn được trang trí xanh tươi với cây cối, hoa cỏ tăng mang màu sắc và thiết kế đặc trưng của vườn nhà Việt Nam được cách tân với những tảng đá được sắp xếp tự nhiên một cách có chủ ý dưới gốc cây
Tất cả nhằm tạo nên hiệu ứng sinh động trong sân vườn. Ngoài ra đây cũng là khu vực lắp đặt ánh sáng tạo điểm nhấn cạnh lối đi vào ban đêm.
Không gian cổng tam quan nhà thờ ở phía trước, kề bên cạnh là điểm nghỉ chân đồng thời là lối đi đến nhà thờ chính phía sau đều được thiết kế đồng nhất với phần mái được xây thu hồi và được lợp bằng ngói đỏ nổi bật kết hợp cùng tone với màu gỗ tạo cảm giác ấm cúng và yên bình.
Hoa văn trang trí phần mái của nhà thờ họ nên đơn giản so với đền chùa. Thông thường, KTS Nam Cường thường không chạm rồng phượng mà chọn những hoa văn thiên nhiên như đại tự, mặt nguyệt, mây,…để trang trí phần trung tâm của mái nhà.
Cửa bức bàn là kiểu cửa có cánh cửa gỗ dàn trải suốt cả gian, một bộ cửa bức bàn có nhiều cánh, số cánh cửa sẽ là các số chẵn như 2, 4, 6, phổ biến nhất là cửa 4 cánh.
Không gian làm cửa thường là ở giữa hai cột một gian nhà gỗ truyền thống, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, được thiết kế cân đối cho mỗi gian nhà, sử dụng cối quay truyền thống của Việt Nam chứ không sử dụng bàn lề giống như các công trình nhà ở dân dụng khác.
Ưu điểm của loại cửa này là cánh sẽ không bị xệ, các cánh cửa có thể di chuyển hoặc tháo rời khi cần để mở rộng không gian.
Loại cửa này được thiết kế theo kiểu bậc cấp để phân biệt không gian bên trong nhà và phía bên ngoài, bậc cấp được thiết kế có kích thước đảm bảo chiều cao từ nền nhà đến bậc cửa và khoảng cách phía bên trên một cách hợp lý, độ cao vừa phải
Mục đích của thiết kế cửa tránh bị vấp ngã, đảm bảo giúp mọi người bước qua thoải mái, không cần cúi đầu quá thấp để tránh va đầu vào cửa mà chỉ cúi vừa phải phần nào thể hiện lên sự tôn trọng, tôn kính của khách đối với chủ nhà và gia tiên trong nhà.
Đây cũng là nét văn hóa đậm bản sắc của người Việt được duy trì qua nhiều thế hệ và được thể hiện gián tiếp qua các bậc cấp nhà gỗ cổ truyền. Do đó người thiết kế cửa bức bàn nhà thờ họ cần có sự tính toán kỹ lưỡng về kích thước hệ thống cửa sau khi đã xây xong phần khung cho ngôi nhà thờ họ.
Gian nhà thợ chính là nơi trung tâm quan trọng nhất trong thiết kế Nhà Từ Đường, thường nằm ở chính giữa khuôn viên của nhà thờ họ. Đây là nơi đặt bài vị của các vị cao tằng thủy tổ trong họ tộc hay các vị thần linh khác.
Được thiết kế và xây dựng tỉ mỉ với những bộ hoành phi câu đối hoặc cuốn thư câu đối mang nội dung những lời tôn kính ông cha, lưu giữ truyền thống lâu đời, cầu mong phát đạt, hạnh phúc…
Thông thường bức hoành phi dài khoảng 1m97 rộng 67cm. Hoành phi câu đối có thể được trang trí trên nền then hoặc nền sơn đỏ, sơn son thếp vàng; ngoài ra bức cửa võng thông thường được khắc chạm theo mẫu tứ linh hóa, chạm trổ trên nóc một cách tinh xảo…
Đôi câu đối và cửa võng sẽ có kích thước tùy vào diện tích từng gian thờ từng nhà sẽ lựa chọn khác nhau.
Tại gian thờ chính thông thường bàn thờ tổ được làm 2 cấp hoặc 3 cấp. Cấp 1 thường là bàn ô sa, án gian thờ hoặc sập thờ… Cấp 2 là 1 bàn án hành hoặc 1 chiếc kệ đặt liền bàn thờ chính dùng để đặt ngai thờ và bài vị.
Bàn thờ án hành thường cao tầm 1m47. Bàn thờ này cao nhất và đặt ở trong cùng gian thờ chính, bên trên đặt ngai thờ hoặc khám thờ ở chính giữa.
Phía trước bàn thờ án hành, ta đặt bàn thờ ô sa cao 1m27. Bàn thờ này đặt ở gian thờ chính được bày trí đầy đủ bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự và mâm bồng, ống hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng…
Tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư, gian thờ chính có thể bài trí thêm đôi hình hạc thờ hay bộ bát bửu chấp kích bày trí phía trước bàn thờ.
Thiết kế nội thất mang vẻ đẹp thuần túy chất Việt, từ các chi tiết tranh treo tường hình ảnh tùng cúc trúc mai đến đôn gỗ đặt chậu cây, lục bình đều có họa tiết truyền thống. Với kết cấu gồm 3 gian, 2 gian trái phải của nhà thờ sẽ được thiết kế để làm nơi tiếp đón khách với bàn trà dài và 2 trường kỷ kèm theo.
Hai gian thờ phụ (bên tả và hữu gian chính Nhà Thờ Họ) bao gồm một bên gian thờ thông thường sẽ là ban thờ thần linh, thổ địa hay thờ bà cô, ông mãnh; một bên còn lại lập ban thờ cho nhà chi trưởng
Ngoài ra có thể thờ ban thờ bà mẹ Việt Nam anh hùng, tất cả sẽ được sắp xếp và quyết định theo phong thủy và theo ý kiến thống nhất của các thành viên trong dòng họ.
Bàn thờ này thông thường được bài trí đơn giản hơn ban thờ chính, chỉ có bộ tam sơn, đài đẩu, đài nến, ống hương, bát hương…
Hai bàn thờ bên gian thờ này có kích thước nhỏ hơn và khác biệt đôi nét, chiều cao bàn thờ thường thấp hơn gian thờ chính, cách bày trí bàn thờ cũng đơn giản hơn. Kích thước thường dùng hai bên gian thờ dài khoảng 1m97 (hoặc dài 1m75), rộng 87cm (hoặc rộng 97cm), cao 1m07 (hoặc cao 1m17).
Bà cô, ông mãnh là những từ mà dân gian thường dùng để nói đến những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng do chết trẻ nên bà cô, ông mãnh rất thiêng, có thể sẽ phù hộ độ trì rất nhiều cho người thân nào mà họ thấy “hợp”.
Cuốn thư đá được biết đến là bình phong nhà thờ, mang hình dáng giống với một cuốn thư ghi chép của thời xưa. Ngoài việc mang vai trò là một bức che chắn cho nhà thờ khỏi các luồng khí xấu xâm hại không gian bên trong gian thờ, cuốn thư đá còn mang hiều ý nghĩa về phong thủy cũng như tâm linh.
Trên cuốn thư có cả biểu tượng kiếm và cuốn thơ, biểu trưng cho văn võ song toàn, dũng mãnh như hổ, mềm mại như nước. Phù hộ cho con cháu luôn tràn đầy sức khỏe, trí tuệ thông minh, học một hiểu mười. Làm ăn may mắn, tốt lành.
Đó là cầu mong cho cuộc sống gia đình tràn đầy tài lộc, sống lâu trường thọ, hoặc cũng có ý nghĩa đem lại năng lượng tốt, thanh lọc tâm hồn, điều hòa khí vượng…
Bậc tam cấp là một cấu trúc thành phần không thể thiếu bởi thông thường những nhà thờ họ có đặc điểm xây cao hơn so với mặt đất. Đây là đoạn đường dẫn vào chốn linh thiêng cao quý nên cần ưu tiên làm bằng chất liệu chống trượt, chống ồn tránh ảnh hưởng đến hoạt động cúng bái thiêng liêng bên trong.
Hệ bậc tam cấp có thể bố trí 2 bên mặt nhà thờ họ song song hệ cửa ra vào hoặc bao quanh nhà thờ, thường có 3 đến 5 bậc đi lên và được lát theo tông màu đồng điệu màu với kiến trúc của ngôi nhà thờ họ.
Như bao công trình mang tính thờ cúng trang nghiêm thiêng liêng khác như chùa, đền thì thiết kế nhà thờ họ cũng cần được tô điểm sinh động bằng những họa tiết chạm khắc khéo léo, tỉ mỉ các hình ảnh hoa lá, cỏ mây uốn lượn trên các vì kèo, cột…
Đây được coi là nét đặc trưng trong mỗi loại công trình, đặc biệt là trong kiến trúc cổ Việt Nam, nó chiếm phần vô cùng cần thiết để tạo nên vẻ đẹp thể hiện nét văn hóa riêng theo từng vùng miền.
Thiết kế các công trình tâm linh nói chung và nhà thờ họ nói riêng sao cho đẹp mắt và đúng tiêu chuẩn là ước mơ của rất nhiều hộ gia đình.
Thông thường, thi công một từ đường đẹp sẽ rơi vào chi phí: 12 triệu/m2 với móng khoan nhồi ép cọc vô cùng chắc chắn và đảm bảo được độ bền lên đến hàng chục năm.
Hiểu rõ được những khó khăn của chủ đầu tư, thông qua bài viết trên đây Kiến Trúc Nam Cường đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin bổ ích liên quan đến thiết kế nhà thờ họ và 1 số ít mẫu nhà thờ họ miền Bắc, mẫu nhà thờ đơn giản đẹp đậm nét truyền thống lịch sử.
Qua đó giúp bạn hiểu thêm và có thêm sáng tạo độc đáo cho việc phong cách thiết kế những mẫu nhà thờ họ đẹp cho riêng gia đình mình.
Liên hệ Hotline: 0976.222.555 để được chúng tôi tư vấn tận tâm về thi công nhà thờ họ