Nội dung bài viết

Thiết kế nhà ở kinh doanh khách sạn-CĐT anh Tuyến-KS1376

Thị trường kinh doanh khách sạn hiện nay vô cùng khắc nghiệt và chỉ những khách sạn đầu tư thiết kế kiến trúc nội thất, nâng cấp dịch vụ thì mới dễ dàng thu hút sự chú ý của khách lưu trú. Nhà ở kinh doanh khách sạn thì càng phải tuân theo nhiều quy tắc khắt khe để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa  tạo được không gian riêng tư, thuận tiện cho gia đình chủ đầu tư. Bài viết hôm nay, Kiến Trúc Nam Cường giới thiệu đến các bạn mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh khách sạn mang phong cách tân cổ điển sang trọng. Mời các bạn cùng theo dõi.

Thông tin cơ bản về công trình

Mã công trình KS1376 Số tầng 6 tầng
Chủ đầu tư Phạm Quang Tuyến Địa chỉ Uông Bí, Quảng Ninh
Mặt tiền 6m Chiều sâu 20m
Loại hình Thiết kế khách sạn Tân Cổ Điển
Chi tiết công năng các tầng
Tầng 1 Gara để xe, cầu thang bộ, thang máy, phòng khách, phòng bếp ăn, phòng ngủ bà cháu.
Tầng 2 Quầy lễ tân khách sạn, phòng giúp việc, phòng ngủ master có khu thay đồ
 Tầng 3,4,5 Kinh doanh phòng khách sạn. Mỗi tầng có 4 phòng.
Tầng 6 Phòng ngủ gia đình, phòng thờ, sân phơi.

 

Mặt bằng nhà ở kết hợp kinh doanh khách sạn

Nhiều gia chủ đưa ra được công năng các tầng theo ý muốn của mình nhưng lại không biết sắp xếp vị trí các phòng, các khu vực thế nào cho thuận tiện và phù hợp với lô đất của mình. Đặc biệt với nhà ở kinh doanh khách sạn. Phải bố trí thế nào để không gian sinh hoạt gia đình và không gian kinh doanh không làm ảnh hưởng đến nhau. Tham khảo cách bố trí mặt bằng mà kiến trúc sư đã lên phương án cho công trình của anh Tuyến nhé.

Mặt bằng tầng 1

nha o kinh doanh khach san 5
Cách bố trí mặt bằng tầng 1

Đối với tầng 1, kiến trúc sư dành một khoảng diện tích 40m2 để làm gara để xe cho khách lưu trú và xe của các thành viên trong gia đình. Sát tường bên phải cửa ra vào là cầu thang lên tầng lửng – nơi có sảnh lễ tân khách sạn. Nếu không muốn di chuyển bằng thang bộ thì du khách có thể sử dụng thang máy được đặt ngay trong gara.

Đi qua gara sẽ là khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình anh Tuyến. Phòng khách và bếp ăn được bố trí liền nhau để tạo không gian mở, tăng độ thoáng rộng, xóa đi cảm giác chật chội. Phòng khách được đặt cùng hướng với hướng nhà theo đúng chuẩn phong thủy. Bàn ghế bố trí hình chữ L dựa sát tường để tiết kiệm diện tích. Cạnh đó có vách kính lấy sáng, trao đổi không khí.

Bàn ăn là đồ nội thất chia tách không gian bếp và khách một cách tinh tế. Thiết kế bàn tròn 6 người ngồi tạo cảm giác quây quần, ấm cúng. Bếp chữ U có khoảng trống cho khu vực trung tâm để đảm bảo không gian di chuyển trong bếp một cách hợp lý nhất cho nhiều người. Kiến trúc sư cũng bố trí một thang bộ ở trong phòng khách để các thành viên trong gia đình có thể di chuyển lên tầng trên mà không ảnh hưởng đến không gian kinh doanh ở ngoài.

Mặt bằng tầng 2

mẫu thiết kế nhà ở kết hợp khách sạn
Phân chia công năng tầng 2 nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn

Cũng giống như tầng 1, tầng 2 được chia làm 2 khu vực: kinh doanh và sinh hoạt gia đình. Một chiếc cửa gỗ nhỏ ngăn cách giữa hai không gian. Kiến trúc sư dành khoảng 30m2 để làm sảnh khách sạn, bố trí quầy lễ tân đón tiếp du khách đến lưu trú. WC dành cho khu vực kinh doanh được đặt ở cạnh thang máy. Đối diện đó là phòng dành cho nhân viên rộng 9,6m2. Trong phòng bố trí những đồ dùng cơ bản như giường ngủ, bàn ghế, tủ quần áo để nhân viên trực đêm có nơi nghỉ ngơi.

Diện tích còn lại của tầng 2 nhà ở kinh doanh khách sạn được kiến trúc sư bố trí là phòng ngủ master – căn phòng dành cho vợ chồng anh Tuyến. Diện tích phòng ngủ này là 31m2 và được tách thành 3 khu vực: khu vực đặt giường ngủ, khu vực thay đồ và phòng WC. Trong WC có bồn tắm nằm và vách tắm đứng, nội thất vô cùng hiện đại và cao cấp. Tại khu vực đặt giường ngủ, kiến trúc sư thiết kế cửa sổ và cửa thoáng để lấy sáng, tạo độ thông thoáng và lưu thông khí cho không gian.

Mặt bằng tầng 3, 4, 5

cách bố trí mặt bằng khách sạn
Mặt bằng bố trí nội thất các phòng khách sạn

Tầng 3,4,5 được sử dụng để kinh doanh phòng khách sạn. Mỗi tầng có 4 phòng với đầy đủ nội thất, WC khép kín đáp ứng nhu cầu sử dụng của du khách lưu trú.

Phòng khách sạn cần thiết kế để tạo độ riêng tư nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thiết kế kín bưng với tường cao, cửa đóng kín. Tại mỗi phòng, kiến trúc sư vẫn thiết kế cửa sổ kích thước 0,6×1,2m (rộng x dài) để ánh sáng, nắng và gió tự nhiên có thể chiếu được vào trong phòng. Điều này giúp căn phòng thoáng hơn, không còn mùi ẩm mốc, đồng thời có sự trao đổi khí liên tục rất tốt cho sức khỏe.

Khách lưu trú có thể di chuyển từ sảnh lễ tân lên các phòng nghỉ bằng thang máy hoặc thang bộ.

Mặt bằng tầng 6

Trong mẫu thiết kế nhà ở kinh doanh khách sạn này, kiến trúc sư dành toàn bộ tầng 6 cho sinh hoạt gia đình. Cụ thể, kiến trúc sư bố trí phòng thờ và phòng ngủ cho các con ở trên tầng 6 này, diện tích còn lại thì làm sân phơi quần áo, chăn ga gối và những đồ vải sử dụng trong phòng khách sạn.

phương án mặt bằng khách sạn
Bố trí công năng các phòng trên tầng 6

Từ cầu thang bộ đi lên, rẽ phải là phòng thờ gia tiên. Diện tích phòng thờ khá rộng. Bàn thờ đặt chính giữa, dựa sát tường để làm điểm tựa. Hai bên bàn thờ là lọ lộc bình cao lớn với ý nghĩa chứa đựng tài lộc và may mắn. Phòng thờ có hai cửa dẫn ra sân phía trước nên không gian thờ cúng luôn thoáng sáng.

1 phòng ngủ cho các con được bố trí ở tầng cao nhất của ngôi nhà với những đồ nội thất cần thiết như: phòng ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc… Do các con đã lớn, tự chăm sóc được bản thân nên hoàn toàn có thể sinh hoạt riêng mà không cần bố mẹ. Trong phòng ngủ có WC khép kín để thuận tiện cho việc sinh hoạt.

Phối cảnh 3D kiến trúc nhà ở kinh doanh khách sạn

Kiến trúc tân cổ điển sang trọng

mặt tiền nhà ở kinh doanh khách sạn
Mặt tiền khách sạn được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với các chi tiết hoa văn, trụ cột tinh tế

Như đã nói ở trên, việc thiết kế kiến trúc và nội thất khách sạn là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên thương hiệu, thu hút khách lưu trú. Với mẫu nhà ở kinh doanh khách sạn của gia đình anh Tuyến, kiến trúc sư lựa chọn phong cách tân cổ điển đơn giản. Theo đó, những họa tiết hoa văn trang trí đã được giản lược, giữ lại những đường kẻ chỉ đặc trưng của kiến trúc cổ điển để tạo nên độ thanh thoát cho mặt tiền.

Tầng 1 và tầng 2 thiết kế thông tầng, cao 4,5m và được ốp gạch màu vàng sang trọng ở bên ngoài. Từ tầng 3 trở lên kiến trúc sư thiết kế nhô ra khoảng 1m để tăng diện tích sử dụng, đồng thời áp dụng nguyên tắc đối xứng trong kiến trúc cổ điển để tạo sự cân xứng và hài hòa cho phần mặt tiền. Theo đó, một dải kính sáng kéo dài từ tầng 3 đến tầng 5 được sử dụng làm tâm đối xứng. Các chi tiết như thức cột Corinth, cửa sổ, phào chỉ, hoa văn trang trí cân đối ở hai bên. Cột Corinth là thức cột hoa mỹ nhất với những rãnh nhỏ. Đầu cột được trang trí cầu kỳ với những lá ô rô và đường xoắn ốc. Kết hợp với các chi tiết cổ điển khác làm toát lên nét sang trọng quý phái cho công trình dù đây chỉ là một khách sạn mini bình thường.

Vật liệu hoàn thiện hiện đại

phối cảnh 3D khách sạn mini
Các loại vật liệu cao cấp được lựa chọn để hoàn thiện công trình, gia tăng nét đẹp sang trọng  

Không chỉ gây ấn tượng với khách lưu trú về kiến trúc tân cổ điển tinh tế, sang trọng, nhà ở kinh doanh khách sạn này còn thu hút mọi người bởi việc sử dụng các vật liệu hoàn thiện hiện đại và cao cấp:

– Kính cường lực có độ bền cao, sức chịu lực tốt, khả năng chống thấm nước, chống cháy, cách âm cao. Các không gian cửa kính sáng bóng giúp cho việc lấy sáng đón nắng thuận tiện hơn rất nhiều lần. Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các khách sạn cao tầng hiện nay.

Đá granite tại khu vực tầng 1, tầng 2 giúp cho không gian ngoại thất có độ sáng bóng và hiện đại. Chất liệu đá cao cấp, màu vàng ấm áp hài hòa với tone trắng sáng của tổng thể chung. Những đường văn trên đá rất rõ nét, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

– Đèn cảm ứng chuyển động: Công trình khách sạn mini của gia đình anh Tuyến được xây dựng theo kiểu nhà ống nên bị hạn chế việc mở cửa sổ lấy sáng ở hai bên hông nhà. Dải kính sáng ở mặt tiền chỉ có thể lấy được 1 phần ánh sáng. Càng vào sâu thì ánh sáng càng yếu. Chính vì vậy, đèn cảm ứng chuyển động được lắp đặt để ở khu vực cầu thang, hành lang. Khi có người qua lại, đèn sẽ tự sáng và tự tắt khi không cảm nhận được chuyển động. Thiết kế này giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí điện năng vô cùng hữu ích.

Màu sắc phối hợp hài hòa

thiết kế khách sạn đẹp
Khách sạn mini 6 tầng này nổi bật nhờ 1 phần vào việc phối hợp màu sắc vô cùng tinh tế
Không gian mặt tiền tầng 1 và 2 của công trình khách sạn tân cổ điển sử dụng tone màu vàng kim thời thượng đã mang lại một không gian đậm chất vương giả và xa hoa. Để cho tổng thể ngoại thất trở nên hài hòa hơn thì các tầng còn lại được các kiến trúc sư sử dụng loại sơn trắng cao cấp của thương hiệu sơn MyKolor với rất nhiều ưu điểm nổi bật: có độ bóng cao, dễ dàng vệ sinh, chống thấm, chống dính bẩn, chống bụi,… Theo Phong Thủy, trong khi tone màu trắng được tượng trưng cho sự thịnh vượng, tinh khiết, mới mẻ thì tone màu vàng lại tượng trưng cho sự quý phái, sang trọng, và vô cùng ấm áp. Khi 2 tone màu này kết hợp lại với nhau sẽ mang lại một tổng thể thiết kế vô cùng sang trọng và hài hòa.
Trên đây là những hình ảnh 3D kiến trúc nhà ở kinh doanh khách sạn và mặt bằng các tầng của công trình mà Kiến Trúc Nam Cường đã thiết kế. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý chủ đầu tư có thêm ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà kết hợp kinh doanh của mình. Nếu cần kiến trúc sư hỗ trợ thiết kế, quý khách vui lòng gọi đến hotline 0976 222 555 để được tư vấn tốt nhất.
KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Xem thêm