Chỉ trong nửa đầu năm 2021, chúng ta đã ghi nhận rất nhiều vụ cháy nổ tại các khu nhà ở cao tầng ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Những vụ cháy nổ đã gây thiệt hại về người và của rất lớn. Và có một điểm nổi bật đó là 8/10 ngôi nhà đó đều không được bố trí lối thoát hiểm. Điều này thật sự nguy hiểm và đã gióng lên hồi chuông báo động. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin tổng quan xoay quanh chủ đề lối thoát hiểm trong nhà ống, mọi người hãy cùng theo dõi nhé.
Khái niệm lối thoát hiểm
Lối thoát hiểm được hiểu là con đường dẫn đến những khu vực đảm bảo cho người và vật có thể di chuyển an toàn trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, lối thoát hiểm phổ biến nhất trong nhà ở là đi qua cầu thang, tiền sảnh hoặc hành lang các tầng.
Đặc biệt, các lối thoát hiểm không được bố trí di chuyển đến các hạng mục như thang máy vì khi có sự cố thì chúng đều không hoạt động được. Điều này vô hình chung càng khiến cho các thành viên trong gia đình thêm gặp nguy hiểm.
Nếu ngôi nhà thiếu lối thoát hiểm thì sẽ dẫn đến tình trạng gì?
Thứ nhất: khi sự cố về chập cháy nổ xảy ra, người và tài sản trong nhà có thể không được giải thoát kịp thời, từ đó dẫn đến những thương vong mất mát.
Nhà không được bố trí lối thoát hiểm sẽ khiến cho việc tiếp cận của lực lượng cứu hộ, cứu hỏa trở nên khó khăn. Mà bạn biết đấy, khi cháy nổ xảy ra thì 1 giây cũng vô cùng quý giá, điều này chắc chắn sẽ khiến cho thiệt hại thêm chồng chất.
Tiêu chí thiết kế lối thoát hiểm
Chiếu theo mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về công tác phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình đã đưa ra tiêu chí cụ thể:
“7.1. Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.
7.2. Các lối ra được coi là để thoát nạn nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang;
b) Dẫn từ các phòng của bất kì tầng nào, không kể tầng một, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;
c) Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và b.
khi đặt các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai buồng thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối vào tiền sảnh.
Các lối ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm;
Các lối ra từ tầng hầm, tầng chân cột phải trực tiếp ra ngoài.
7.3. Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay có khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ cao.
7.4. Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát nạn.
7.5. Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn.
7.6. Không được lắp gương ở gần lối ra.
7.7. Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán. Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung người đến lối thoát nạn gần nhất”
Phương án thiết kế lối thoát hiểm phổ biến trong nhà ống
Thiết kế nhà ống có ban công
Đây là phương án phổ biến, dễ áp dụng và được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn nhất. Lối thoát hiểm trong nhà ống này được các chuyên gia xây dựng đánh giá là có thể phát huy hiệu quả cao. Khi nhà xảy ra sự cố, các thành viên trong gia đình có thể chạy ra ban công kêu cứu.
Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn ra đó là hầu hết các không gian nhà phố hiện nay đều bố trí lưới bảo vệ ban công để đảm bảo an toàn trong sinh hoat. Điều này đôi khi lại chính là trở ngại nếu có sự cố cháy nổ. Chính vì vậy, gia chủ có thể bố trí lưới, lồng để vừa giữ được sự an toàn cho các thành viên, vừa chống trộm tuy nhiên nên sử dụng loại có khóa mở, hoặc bố trí ô cửa mở bằng bản lề để phòng khi cần đến.
Luôn bố trí giếng trời
Giếng trời ngoài việc giúp cho không gian nhà ở lấy sáng tốt thì hạng mục này còn góp phần khá lớn trong việc hạn chế ảnh hưởng xấu từ việc cháy nổ. Khoảng không này sẽ giúp cho khói thoát lên trên, nhờ vậy mà các thành viên trong gia đình có thể đỡ bị ngạt, có thêm thời gian để di chuyển ra lối thoát hiểm bên ngoài.
Ngoài giếng trời thì chủ nhà nên thiết kế thêm sân thượng phía trên. Nếu chẳng may xảy ra sự cố thì bạn hoàn toàn có thể di chuyển lên sân thượng để chờ lực lượng cứu hộ, hoặc đặc thù các căn nhà ống là sát nhau nên bạn cũng có thể đứng ở sân thượng nhà mình để nhờ sự hỗ trợ của hàng xóm.
Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái
Cầu thang lên tầng mái trong nhà ống sẽ khác với việc được lắp đặt trong những công trình có quy mô lớn như nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại…Hầu hết 99% các ngôi nhà ống hiện nay đều được bố trí thang kỹ thuật từ tầng cao nhất lên mái. Tuy nhiên để thang này phát huy hiệu quả thoát hiểm tốt nhất thì gia chủ nên lựa chọn loại thang khỉ, thang có tay vịn. Hoặc việc bố trí thang nhôm chữ A cũng là lựa chọn hợp lý.
Lắp đặt bình cứu hỏa
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng hiểu rõ được vai trò của bình cứu hỏa, tuy nhiên hiện nay có rất ít gia đình lưu tâm đến vấn đề này. Tất nhiên không ai muốn dùng đến chúng, tuy nhiên khi có sự cố cháy xảy ra bất chợt thì chúng lại giúp dập lửa trong một thời gian ngắn. Với mô hình nhà ống, bạn có thể lựa chọn bình chữa cháy MT2 hoặc MT3 (tức bình chữa cháy trong nhà). Những ưu điểm của loại bình này có thể kể đến là:
– Thời hạn sử dụng lên đến 15 năm, chi phí lại rất thấp
– Khả năng dập tắt các đám lửa nhỏ là rất nhanh
– Không tốn nhiều diện tích để lưu trữ, rất phù hợp với không gian nhà phố nhỏ.
– Bình cứu hỏa có khả năng dập lửa nhưng lại không chứa các chất độc hại, làm hư hỏng các thiết bị trong nhà nên đây cũng là điểm cộng lớn.
Bố trí cửa thoát hiểm bên hông nhà
Phương án thiết kế cửa thoát hiểm nhà phố này phù hợp với mô hình nhà có nhiều hơn 1 mặt tiền (thường là nằm ở góc bánh chưng.) Khi xảy ra sự cố mà lại không thể sử dụng cửa chính thì chủ nhà có thể thoát hiểm ở cửa phụ này. Tuy nhiên, lưu ý từ cửa phụ phải hướng ra bên ngoài hoặc nơi thông thoáng. Bên cạnh đó, việc bố trí khóa chốt cũng đề cao tính tiện lợi, dễ vận hành nhất.
Xem thêm: Bí quyết giúp gia tăng tuổi thọ cho tủ quần áo công nghiệp
Đặc biệt một lưu ý các gia đình không thể bỏ qua đó là nên dành thời gian để kiểm tra các lối thoát hiểm, thang thoát hiểm đảm bảo chúng vẫn hoạt động trơn tru. Và điều quan trọng nhất, mỗi thành viên trong gia đình cần nâng cao ý thức sử dụng các thiết bị điện tử trong nhà để hạn chế tối đa sự cố. Nếu các bạn đang cần tư vấn về các giải pháp thiết kế nhà ở khoa học, hãy liên hệ với Kiến Trúc Nam Cường theo số hotline 0976222555 nhé.