Nội dung bài viết

Cách tính đòn tay nhà 2 mái

Nhà 2 mái là kiểu nhà có 2 diện mái được xếp riêng biệt, giật cấp hoặc xếp chồng lên nhau. Kiến trúc nhà hai mái có phần gần giống với mái thái nhưng đơn giản hơn. Để giúp cho công trình luôn được vững chắc và bền đẹp thì bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến hệ thống đòn tay, để đảm bảo chúng có thể nâng được sức nặng của mái. Bài viết dưới đây, Nam Cường sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin và lưu ý quan trọng về cách tính đòn tay nhà 2 mái đạt tiêu chuẩn và phong thủy. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đòn tay là gì?

Đòn tay hay còn gọi là xà gồ. Đây là 1 trong những bộ phận vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự bền vững của mái nhà. Đòn tay được dùng để tạo sự liên kết giữa các bức tường xung quanh ngôi nhà, có khả năng chịu lực tốt, dễ gia công, dễ vận chuyển, có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau, và ngày càng được sử dụng phổ biến trong rất nhiều công trình xây dựng hiện nay. 

đòn tay nhà 2 mái

Phân loại đòn tay

Theo nguyên liệu

Theo truyền thống thì đòn tay thường được cấu tạo từ tre, gỗ, tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của con người thì hiện nay đòn tay đã có rất nhiều sự thay đổi về hình dạng, chất liệu, cấu tạo để có thể phù hợp với nhu cầu thiết kế nhà ở theo xu hướng hiện đại. 

Đòn tay bằng tre, gỗ: Là phương án thiết kế truyền thống, có đường kính khoảng từ 80 – 100mm, chiều dài phổ biến 6m, được đặt song song và dọc theo nhà. Đòn tay chính là kết cấu chịu lực phía trên cùng của mái, có khả năng truyền lực xuống kèo và tường. Vì thế nên để công trình được vững chắc và kiến cố, bạn phải biết cách lựa chọn các chất liệu gỗ, tre đạt tiêu chuẩn và có độ bền cao.

đòn tay bằng gỗ

(Đòn tay làm bằng gỗ theo truyền thống)

– Đòn tay thép: Là loại xà gồ được làm từ nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội, và các loại thép đã được mạ kẽm nhúng nóng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà nó có thể được thiết kế với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau,…

Theo hình dạng

Để phân biệt được xà gồ trong các công trình xây dựng, người ta thường căn cứ vào các hình dạng bên ngoài của thanh xà gồ. Tùy vào quy mô của mỗi ngôi nhà và cấu trúc bước cột để có thể lựa chọn được hình dạng đòn tay thật hợp lý và khoa học.

hình dạng xà gồ

 

(2 kiểu xà gồ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay)

Hiện nay, xà gồ được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Được chia thành các loại thiết kế khác nhau như xà gồ U, I, Z, C. Trong đó, xà gồ C và Z là 2 kiểu hình dạng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

– Xà gồ thép chữ C: Hiểu đơn giản là sau khi cán thép xong, xà gồ được thiết kế theo hình dạng của chữ C, thường được các chủ đầu tư lựa chọn để sử dụng trong các công trình xây dựng quy mô lớn như xây nhà thi đấu, bệnh viện, xây các nhà kho, xưởng,… hay là những công trình xây dựng mà có các bước cột nhỏ hơn tầm 6m.

xà gồ thép

 

(Xà gồ thép có kiểu dáng hình chữ C)

Xà gồ chữ C có đặc điểm nổi bật là dễ gia công, có khả năng chịu lực tốt, khối lượng nhẹ, dễ vận chuyển, tháo lắp khi cần thiết. Với rất nhiều các quy cách phổ biến như 45mm – 125 mm; 40mm – 80mm; 65 – 250mm,…

– Xà gồ thép chữ Z:  Đây là loại xà gồ mà có mặt cắt theo hình dạng chữ Z, tương tự như xà gồ chữ C, xà gồ hình dạng này cũng có nhiều đặc điểm giống nhau như dễ gia công, chịu lực tốt, có nhiều kích thước để lựa chọn, ít chi phí bảo trì, dễ dàng tháo lắp và vận chuyển khi cần thiết. 

xà gồ thép chữ Z

 

(Xà gồ thép có cấu trúc hình chữ Z)

Tuy nhiên, xà gồ chữ Z còn có thể đột lỗ ở mỗi đầu, hay ở cạnh các sườn, theo yêu cầu sử dụng của các công trình khác nhau, có khả năng liên kết bằng bulong.

Xà gồ chữ C có khả năng nối chồng lên nhau nên khả năng chịu trọng tải lực cũng lớn hơn xà gồ chữ Z. Vì vậy nên, xà gồ chữ Z thường được người ta sử dụng cho những công trình xây dựng có diện tích, và có bước cột lớn hơn 6m.  

Tại sao phải tính khoảng cách đòn tay

Tính khoảng cách giữa các đòn tay là 1 trong những bước vô cùng quan trọng trước khi lợp mái. Tùy vào cấu trúc và quy mô của các công trình xây dựng khác nhau mà người ta sẽ có cách bố trí khoảng cách phù hợp và khoa học. 

Tính khoảng cách đòn tay giúp cho việc nâng đỡ phần mái phía trên thêm chắc chắn, đạt tiêu chuẩn, đem đến cho gia chủ cảm giác thư thái và an toàn khi sử dụng nhà ở. Đồng thời, giúp công trình thêm bền vững với thời gian.

khoảng cách đòn tay

 

(Mẫu thiết kế đòn tay đúng khoảng cách và đạt tiêu chuẩn)

Nếu biết cách tính toán hợp lý, sử dụng đòn tay đúng kích thước, kỹ thuật thì sẽ hạn chế được những lỗi hỏng hóc, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đỡ mất thời gian khắc phục sửa chữa, cũng như tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư cho các hộ gia đình.

Tính đòn tay nhà 2 mái như thế nào?

Khoảng cách đòn tay là bao nhiêu?

Tùy vào cấu trúc của ngôi nhà để có những cách tính đòn tay nhà 2 mái với khoảng cách thật sự hợp lý và khoa học. 

Khoảng cách đòn tay lợp ngói

Dựa vào từng loại khung kèo mà cách tính khoảng cách đòn tay cũng sẽ khác nhau

– Đối với các loại khung kèo có 2 lớp: Khoảng cách giữa các đòn tay giao động từ  1100 – 1200mm.

– Đối với khung kèo 3 lớp: Khoảng cách đòn tay cần đạt là 800 – 900mm, và khoảng cách giữa các cầu phong với nhau là 1200mm. 

đòn tay nhà 2 mái

 (Khoảng cách dành cho đòn tay lợp mái ngói)

Khoảng cách đòn tay thép lợp tôn

Khoảng cách đòn tay thép lợp tôn thường phụ thuộc vào:

– Độ dày vật liệu: Đòn tay, kèo, tôn lợp

– Độ dốc của mái: Là cơ sở quan trọng để gia chủ có thể chuẩn bị vật liệu, cũng như có thể tính được khoảng cách đòn tay mái tôn phù hợp. 

– Độ dốc của mái tôn thường phụ thuộc vào chiều dài của hệ thống mái cần thoát nước, đồng thời phải biết loại tôn mà gia đình đang sử dụng là loại nào để có phương án giảm độ dốc của mái.

– Thông thường, khoảng cách đòn tay từ 70cm – 90cm với mái lợp tôn 1 lớp, với tôn xốp chống nắng thì giao động từ 80 – 120cm là hợp lý.

 tính đòn tay nhà 2 mái

(Đòn tay lợp mái tôn)

Cách tính đòn tay chuẩn phong thủy

Tính theo sinh-trụ-trụ-hoại-diệt

Theo thuật phong thủy, khi thiết kế các gác đòn tay trên nhà, chúng ta thường tính theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt. Đây cũng là những yếu tố tương ứng với 4 màu trong năm.

Mùa xuân thì cây cỏ, hoa lá đâm chồi nảy lộc, cảnh quan tươi tốt và tràn đầy nhựa sống. Sang mùa hạ thì cây cối phát triển xum xuê, đơm hoa kết trái. Mùa thu lá vàng rơi, và mùa đông thì chỉ còn lại những cành cây khô trơ trọi giữa đất trời. Và cứ thế, vạn vật lại cứ lặp đi lặp lại 1 vòng tuần hoàn khép kín, từ năm này qua năm khác. 

 tính khoảng cách xà gồ

(Đòn tay đúng phong thủy sẽ giúp tụ khí, đem đến sự bình an, may mắn cho gia đình)

Vì thế người ta cũng đã lên phương án tính số xà theo quan niệm dân gian này. Thanh đầu tiên sẽ ứng với Sinh, Trụ là thanh thứ 2, Tiếp theo thanh 3 là Hoại, và thanh cuối cùng Diệt. Cứ như thế, các thanh này sẽ lặp đi lặp đi lặp lại theo 1 trật tự nhất định, cho đến khi hết các thanh xà thì thôi.

Do đó, các chủ đầu tư cần phải lưu ý chọn số thanh xà rơi vào Sinh hoặc Trụ, để tránh trường hợp gặp Hoại và Diệt. Có như thế thì công trình nhà ở của gia đình bạn mới được xây dựng đúng chuẩn với phong thủy, đem đến sự bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, đồng thời tránh khỏi những tai họa, rủi ro không mong muốn ập đến. 

Tính theo trực tuổi

Đầu tiên, bạn phải nắm rõ được ngũ hành của trực và phải tìm được trực tuổi thì mới có thể tính được số lượng đòn tay nhà theo trực tuổi. Lưu ý là bạn phải chọn Trực Sinh, tuyệt đối không được chọn Trực khắc.

Theo phong thủy thì đòn tay là tượng trưng cho gia đình, vợ con và toàn bộ của cải trong nhà. Nếu thiết kế không chính xác và đúng tiêu chuẩn thì sẽ đem lại rất nhiều vận xui trong nhà, vợ con đau ốm, kinh tế, tiền bạc của gia đình cũng bị hao tốn rất nhiều,…

tính đòn tay theo trực tuổi

(Thiết kế đòn tay đúng phong thủy, tính theo trực tuổi)

Cách tính đòn tay nhà 2 mái theo trực tuổi:

  • Bước 1: Phải tìm hiểu xem chủ nhà sinh năm bao nhiêu, mệnh gì, thuộc can chi nào
  • Bước 2: Nghiên cứu bảng trực tuổi để có thể biết 1 cách chính xác nhất gia chủ nằm trong Trực nào cụ thể.
  • Bước 3: Đòn dông sẽ được lấy làm biểu trưng cho gia chủ
  • Bước 4: Tiến hành tại Trực của trạch chủ, tiến hành đếm xuống bên dưới, lưu ý bậc số 1 chính là bậc của phụ tử.
  • Bước 5: Trực chủ, Trực phu thê sẽ được đem ra để đánh giá về ngũ hành, nếu sinh là tốt, khắc là xấu.

Phép thả đòn tay chuẩn phong thủy

Thứ tự của 12 trực

Trước khi tiến hành thả đòn tay nhà 2 mái, bạn cần phải cần có sự am hiểu sâu sắc thứ tự của từng Trực, để có thể thực hiện 1 cách chính xác nhất, đúng chuẩn với phong thủy. Thứ tự của 12 Trực chính là: Kiến, Trừ, Mãn, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.

đòn tay nhà 2 mái

(Phép thả đòn tay đúng chuẩn và đạt các yêu cầu về phong thủy)

Tìm trực của chủ nhà 

Thông thường, người ta sẽ thường dựa vào câu nói “Trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước Rồng” để có thể xác định được rõ ràng và chính xác cách thả đòn tay đúng tiêu chuẩn phong thủy. Tuy nhiên, đầu tiên muốn tìm được trực thì bạn phải biết gia chủ có mệnh gì, từ đó mới đưa ra quyết định cụ thể và chính xác được.

Trâu được hiểu là Sửu trong 12 con giáp, Vàng tức Kim. Câu thơ nhắc đến “trâu vàng” nghĩa là người mệnh Kim thì khởi Kiến tại Sửu thuận tới tuổi của người đó thì biết được Trực.

Chó ngầm hiểu là Tuất, Lửa tức Hỏa. Trong câu có “chó lửa” tức là trong người mạng Hỏa thì khởi Kiến tại Tuất tính như trên.

Dê thuộc Mùi, Gỗ tức là Mộc. Vậy người mệnh Mộc khởi Kiến tại Mùi tính như trên.

Đất, Nước tượng trưng cho Thổ và Thủy, Rồng thuộc Thìn. Câu trên ngầm nói lên là người mạng Thổ hay mạng Thủy thì khởi Kiến tại cung Thìn.

Nếu người tuổi Hợi, mạng Mộc, khởi Kiến tại Mùi, Trừ tại Thân, Mãn tại Dậu, Bình tại Tuất, Định tại Hợi. Vậy người tuổi Hợi, mạng Mộc thuộc Trực Định. Muốn tìm Trực phải biết gia chủ mạng gì rồi áp dụng mấy câu thuộc lòng trên.

tìm trực của chủ nhà

Bảng tính trực của chủ nhà

Nhà ở là 1 công trình kiến trúc để đời, có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mỗi con người. Ai cũng mong muốn được sở hữu 1 cho gia đình mình 1 công trình kiến trúc vững chắc và bền bỉ với thời gian. Do đó, hệ thống đòn tay được các gia chủ và kiến trúc sư chú trọng hơn bao giờ hết. Do chúng có khả năng giúp liên kết các bức tường lại với nhau, tạo nên độ bền vững của mái nhà, đem đến cho gia chủ 1 ngôi nhà kiên cố và vững chắc.

Tuy nhiên, để thiết kế và bố trí đòn tay cho mái nhà 1 cách thật hợp lý và đúng chuẩn phong thủy thì không phải ai cũng dễ dàng làm được. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nhà ở, đội ngũ kiến trúc sư tài năng và có sự am hiểu sâu sắc về cách bố trí và tính đòn tay nhà 2 mái. Nam Cường chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất, đem đến cho bạn 1 không gian sống thư thái và an toàn, đúng chuẩn phong thủy. Còn chần chờ gì mà không liên hệ với Kiến Trúc Nam Cường qua hotline 0976.222.555 để được tư vấn và giải đáp miễn phí. 

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

Bài viết liên quan