Nội dung bài viết

Hướng dẫn cách chia bậc cầu thang trong nhà mới nhất 2023

Cầu thang được xem là xương sống trong căn nhà. Phần xương sống này không được quá cứng nhắc, lại cũng cần giữ được sự mềm mại cần thiết. Trong khuôn khổ bài chia sẻ ngày hôm nay,  Kiến Trúc Nam Cường xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin hữu ích xoay quanh hạng mục này nhé. Từ cấu tạo, vai trò, công thức chia bậc cầu thang…tất cả sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đây, xin mời độc giả cùng theo dõi.

Vì sao phải chia bậc cầu thang?

Kết nối không gian

 

Chia bậc cầu thang giúp kết nối không gian đi lại

Cầu thang là cầu nối di chuyển không thể thiếu trong nhà

Dù bạn không phải là kiến trúc sư thì cũng đều hiểu được việc cầu thang chính là phương tiện giúp kết nối không gian trong ngôi nhà. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, cầu thang đã có nhiều sự thay đổi về hình dáng, kích thước, thể hiện đúng xu hướng của thời đại cùng óc sáng tạo của đội ngũ kiến trúc sư tài ba. Tuy nhiên, suy cho cùng lý do của việc thiết kế cũng như chia số bậc cầu thang vẫn nhằm mục đích kết nối các không gian, khu vực chức năng với nhau, giúp mọi người di chuyển thuận lợi hơn.

Bạn thử nghĩ mà xem, trong một căn biệt thự 3 tầng, chúng ta không thể di chuyển từ tầng 1 lên tầng 2 mà không có các bậc cầu thang được. Đặc biệt, nếu không tính toán và phân chia bậc cầu thang chuẩn thì sẽ khiến quá trình thi công khó khăn, khoảng cách giữa các bậc sẽ không đồng đều, điều này vừa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lại vừa khiến mọi người khó khăn trong việc đi lại.

Đảm bảo thẩm mỹ trong nội thất

 

Thiết kế cầu thang đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

Cầu thang được thiết kế và chia bậc hợp lý sẽ giúp không gian nhà thêm ấn tượng

Chia bậc cầu thang bên cạnh việc giúp kết nối không gian trong nhà, còn là việc làm nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ trong thiết kế nội thất nói riêng. Ngay từ thuở sơ khai, cầu thang được bố trí khá đơn giản và có nhiều khoảng trống ở lan can, vách tường. Tuy nhiên theo thời gian, khi mà suy nghĩ cũng như yêu cầu về cái đẹp của đại đa số thay đổi thì kiến trúc sư cũng đưa ra nhiều phương án. Nổi bật trong số đó có thể kể đến như: sau khi chia bậc cầu thang gia chủ có thể lắp đặt thêm hệ thống đèn ở chân mỗi bậc, hoặc lắp đèn ở các lan can.

Bên cạnh đó, có thể bố trí thêm ít bức tranh decor phong cảnh ở diện tường. Đơn giản hơn thì gia chủ hoàn toàn có thể đặt những chậu cây xanh ở khu vực chiếu nghỉ. Cây xanh vừa giúp tô điểm cho không gian thêm xinh, vừa giúp thanh lọc bầu không khí, từ đó hỗ trợ cải thiện sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vai trò phong thủy

 

Thiết kế bậc cầu thang hợp lý giúp đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

Thiết kế cầu thang chuẩn phong thủy giúp trường khí lưu thông tốt

Như đã nói ở trên, cầu thang được xem là phương tiện giao thông trong nhà, chính vì vậy hạng mục này cần thoáng đãng, rộng rãi, hạn chế tối đa tình trạng tù túng. Bên cạnh đó, việc chia bậc cầu thang đảm bảo các tiêu chí trên thì mới đảm bảo được việc thu hút được trường khí tốt.

Một số điểm cần lưu tâm

– Không đặt cầu thang ở giữa nhà

– Chân cầu thang không đối diện cửa chính

– Không nên lựa chọn bậc cầu thang màu đỏ

Cấu tạo cầu thang

Về cơ bản thì một cầu thang sẽ luôn có hai bộ phận chính là thân thang và chiếu nghỉ. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các hạng mục như: lan can (tay vịn)…Cụ thể như sau:

Thân thang

 

Cầu thang có cấu tạo gồm 3 phần: thân thang, tay vịn, chiếu nghỉ

Thân thang là mặt sàn nằm nghiêng, trên mặt sàn đó có bố trí các bậc thang

Hiểu một cách đơn giản thì thân thang giống như một mặt sàn được đặt nằm nghiêng, phía bên trên có bố trí bậc để phục vụ cho việc di chuyển.

– Đối với thân thang kiểu bản: kiểu này sẽ bao gồm mặt sàn được đặt nghiêng, phía bên trên sẽ được bố trí các bậc thang có hình tam giác. Loại bậc thang này chỉ được sử dụng cho mục đích đi lại, không có vai trò tăng thêm tải trọng.

– Đối với thân thang kiểu bản dầm: tức là hai bên sẽ có 2 dầm nghiêng (hay còn được gọi là limông). Trong trường hợp một bên thân thang dựa vào tường thì lúc này chỉ cần một dầm là đủ. Trọng lượng của bản sẽ thông qua dầm nghiêng, sau đó truyền đến phần gối tựa trên dưới.

– Chiều rộng của thân thang: thường thì sẽ dao động từ 0,9 – 2m. Để đưa ra con số chính xác thì sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: quy mô, số tầng, số lượng người đi lại bình quân..

Bậc thang

 

Bậc thang giúp mọi người di chuyển dễ dàng

Bậc thang nên sử dụng chất liệu ít mài mòn vì quá trình đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến bề mặt bậc

Như đã nói ở trên, phía trên thân thang sẽ được bố trí bậc để phục vụ cho việc di chuyển.

– Kiểu dáng: bậc thang thường là chữ L, hình tam giác hoặc hình chữ nhật.

– Chất liệu làm bậc cầu thang: tốt nhất nên sử dụng các loại vật liệu không bị mài mòn quá nhiều theo thời gian, ngoài ra thợ thi công có thể tiến hành mài hoặc vát để việc đi lại dễ dàng, hạn chế việc bị vấp ngã

Chiếu nghỉ

Hiểu một cách đơn giản thì chiếu nghỉ là bước thang được thiết kế bằng phẳng, mục đích giúp cho mọi người di chuyển không quá mỏi chân. Hoặc khi cầu thang quá dài thì người ta cũng sẽ cân nhắc thiết kế chiếu nghỉ. Kích thước của chiếu nghỉ: không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, ngoài ra kích thước còn cần đảm bảo cho nhu cầu vận chuyển đồ đạc trong gia đình được diễn ra một cách thuận lợi.

Lan can

Hay còn gọi là tay vịn. Đây là hạng mục giúp đảm bảo sự an toàn cho mọi người khi di chuyển ở cầu thang. Đặc biệt với đối tượng là người già hoặc trẻ nhỏ thì tay vịn cầu thang là hạng mục vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình lên xuống được chắc chắn, đảm bảo an toàn. Trong phần lan can này không thể thiếu phần trụ chính, trụ con, tay nắm..

Chiều cao của lan can sẽ chịu ảnh hưởng từ độ dốc của thân thang, cụ thể là tỉ lệ nghịch. Nếu cầu thang không quá dốc thì tay vịn cần được thiết kế cao hơn so với tiêu chuẩn, còn cầu thang dốc quá nhiều thì tay vịn lại nên có chiều cao thấp. Còn bình quân thì chiều cao sẽ rơi vào khoảng 800 – 1000mm với người trưởng thành, 500 – 600mm với trẻ em.

Lan can cũng được chia thành 2 loại: Lan can đặc: loại này được làm bằng bê tông, ưu điểm là vững chãi. Lan can rỗng được làm từ chất liệu gỗ, kim loại, ưu điểm thoáng, nhẹ, nhiều mẫu mã. Tuy nhiên yếu tố an toàn thì có phần kém hơn so với lan can đặc.

Các loại cầu thang đẹp

Hình dạng

Cầu thang xoắn

 

Cầu thang xoắn là loại cầu thang ít gặp

Cầu thang xoắn phù hợp với những không gian nhỏ hẹp

Đặc điểm: loại cầu thang này được thiết kế xoay quanh 1 trụ dọc từ dưới lên.

Ưu điểm: tiết kiệm diện tích, cực kỳ phù hợp với không gian nhỏ, đa dạng về vật liệu (inox, bê tông, thép, gỗ)

Nhược điểm: khó cho việc di chuyển đặc biệt là đối với người già. Xét theo yếu tố phong thủy thì loại cầu thang này khiến quá trình lưu thông khí không được thuận lợi, tụ khí quẩn quanh không tốt cho gia chủ

Cầu thang chữ U

 

Cầu thang chữ U phù hợp để bố trí trong biệt thự

Cầu thang chữ U phù hợp để thiết kế trong nhiều ngôi nhà

Đặc điểm: đây là loại cầu thang đổi chiều 180 độ. Hiểu một cách đơn giản thì loại cầu thang này được thiết kế bằng việc sắp xếp song song 2 cầu thang thẳng, khoảng giữa được kết nối với nhau bằng chiếu nghỉ

Ưu điểm: giống như cầu thang xoắn, loại cầu thang này phù hợp với không gian nhà ở nhỏ, thích hợp để ngăn chia phòng khách bếp.

Nhược điểm: khó khăn trong quá trình thi công, từ đó kéo theo việc tốn kém về thời gian, kinh phí

Cầu thang chữ L

 

Cầu thang chữ L đảm bảo được sự riêng tư cần thiết

Cầu thang chữ L có kinh phí đắt đỏ

Đặc điểm: đây là một dạng biến tấu của cầu thang thẳng, tuy nhiên loại cầu thang này lại có sự xuất hiện của một đoạn rẽ nhánh, tạo nên hình dạng giống chữ L

Ưu điểm: đẹp mắt, đảm bảo yếu tố riêng tư, tối ưu chức năng thông qua việc tận dụng khoảng trống dưới chân cầu thang

Nhược điểm: kinh phí đắt hơn so với cầu thang xoắn hoặc chữ U.

Cầu thang chữ Y

 

Cầu thang chữ Y phù hợp để thiết kế trong những công trình rộng lớn

Cầu thang chữ Y đẹp nhưng chỉ phù hợp trong những không gian rộng rãi

Đặc điểm: loại cầu thang này được thiết kế có hình dáng giống với chữ Y. Phần cầu thang thẳng được thiết kế với độ dốc nhất định, lên phía trên sẽ rẽ sang hai bên với phần giữa là chiếu nghỉ.

Ưu điểm: đạt hiệu quả thẩm mỹ cao

Nhược điểm: tốn kém về tiền bạc, thời gian, đồng thời chỉ phù hợp để xây dựng trong những công trình quy mô lớn như biệt thự, lâu đài, dinh thự…

Cầu thang hình xương cá

 

Cầu thang hình xương cá giúp không gian thoáng rộng

Cầu thang xương cá tạo sự thông thoáng nhất định cho không gian nội thất

Đặc điểm: đây là loại cầu thang được thiết kế với hình dáng gần giống như đốt xương của cá, khoảng mở giữa các bậc cầu thang là lớn.

Ưu điểm: tạo sự thông thông thoáng, mềm mại cho không gian nó ngự trị. Ứng dụng đa dạng nguồn vật liệu (gỗ, bê tông, inox…), kiểu dáng phong phú (cầu thang xương cá ziczac, xương xoáy, xương cá hộp kép

Nhược điểm: khó khăn trong lắp ghép, chi phí cho việc thi công là khá cao

Cầu thang bay

 

Cầu thang bay còn được hiểu là cầu thang không dầm

Cầu thang bay được đánh giá là thiếu an toàn

Đặc điểm: Cầu thang bay còn được biết đến là cầu thang không dầm, giữa các bậc có khoảng trống, chỉ liên kết với 1 bên tầng.

Ưu điểm: dễ dàng lau chùi, góp phần vào quá trình lưu thông không khí, tạo hiệu ứng thẩm mỹ tốt cho không gian nơi nó ngự trị

Nhược điểm: thiếu an toàn khi di chuyển vì có nhiều khoảng trống, không thích hợp cho người già trẻ nhỏ. Quá trình thi công phức tạp, chi phí cao, không phù hợp để lắp trong những công trình cũ vì lúc này tường có thể không chịu được lực.

Cầu thang rẻ quạt

 

Cầu thang rẻ quạt được nhiều gia đình lựa chọn

Cầu thang rẻ quạt có hình dáng mềm mại, uốn lượn

Đặc điểm: loại cầu thang này có thiết kế uốn lượn, lại không chiếm quá nhiều diện tích. Nhiều người nhầm lẫn cầu thang rẻ quạt với loại xoắn ốc nhưng thực tế không phải vậy.

Ưu điểm: đa dạng về vật liệu, tiết kiệm không gian

Nhược điểm: khó khăn trong việc mang vác đồ đạc, việc di chuyển đôi khi tốn sức vì có nhiều vòng uốn lượn…

Chất liệu

Cầu thang sắt

 

Cầu thang sắt giúp không gian ngự trị thêm phần ấn tượng

Cầu thang sắt có thời gian thi công khá nhanh

Loại cầu thang này được làm chủ yếu từ chất liệu sắt, giá thành rẻ và thời gian thi công khá nhanh. Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là dễ bị hoen ố khi sử dụng một thời gian dài

Hiện nay, nhiều gia chủ cũng lựa chọn thiết kế cầu thang sắt hộp để tô điểm cho ngôi nhà thêm xinh, hoặc là cầu thang được biến tấu, cách điệu ở phần tay vịn

Cầu thang kính

Chất liệu chính: kính cường lực kết hợp inox, kết hợp gỗ.

Ưu điểm: cầu thang kính mang lại cảm giác thông thoáng, sang trọng cho không gian nội thất. Chất liệu kính cường lực chịu nhiệt, chịu lực tốt, đa dạng về kiểu dáng, ứng dụng được trong nhiều không gian sống

Nhược điểm: thời gian thi công lâu, kinh phí cao

Cầu thang gỗ

 

Cầu thang gỗ vô cùng thông dụng trong thiết kế nhà ở

Cầu thang gỗ giúp không gian thêm phần sang trọng, lịch sự

Đây là loại cầu thang có mức độ phổ biến cao nhất, được làm từ chất liệu chủ yếu là gỗ tự nhiên như: gỗ sồi, Lim…

Ưu điểm: vệ sinh đơn giản, ít bị mối mọt, mang đến sự sang trọng cho không gian sống. Cầu thang bằng gỗ vô cùng phù hợp với các không gian nội thất biệt thự tân cổ điển, dinh thự châu u

Nhược điểm: giá thành cao, không nên sử dụng khăn ẩm khi lau chùi.

Cầu thang chất liệu inox

Đặc điểm: cầu thang inox là loại cầu thang được làm từ chất liệu inox, có khả năng chống hoen gỉ tốt, đa dạng về mẫu mã, lại dễ lau chùi.

Nhiều gia chủ cũng đã kết hợp cầu thang bởi hai chất liệu là sắt và inox, vừa mang đến hiệu quả thẩm mỹ vượt trội, lại vừa tối ưu trong công năng sử dụng.

Cầu thang bê tông

 

Chia bậc cầu thang giúp kết nối không gian đi lại

Cầu thang bê tông có ưu điểm là tải trọng tốt

Loại cầu thang này xuất hiện rất nhiều trong các công trình nhà dân dụng hoặc công trình lớn như biệt thự, lâu đài. Ưu điểm của chất liệu này đó là vững chãi, chịu được nhiệt, độ bền lên đến vài chục năm.

Tuy nhiên nhược điểm của cầu thang bê tông đó là mang lại cảm giác hơi nặng nề, nếu diện tích quá chật hẹp thì không nên sử dụng cầu thang bê tông. Ngoài ra khi sửa chữa cũng khó khăn và tốn nhiều kinh phí

Cầu thang chất liệu đá hoa cương

 

Cầu thang rẻ quạt được nhiều gia đình lựa chọn

Chất liệu đá hoa cương rất được ưa chuộng trong thiết kế cầu thang biệt thự, dinh thự lớn

Cầu thang đá hoa cương có ưu điểm là :đa dạng về màu sắc, độ cứng cao, độ bền vượt trội. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện hàng giả, hàng nhái (đá bị nhuộm chất hóa học để có được độ sáng bóng, đường vân đẹp như đá hoa cương) gia chủ cần lưu tâm khi lựa chọn.

Cầu thang nhôm

 

Cầu thang nhôm có giá thành tương đối cao

Cầu thang nhà làm từ chất liệu nhôm đúc có giá thành tương đối cao

Những chiếc cầu thang làm từ hợp kim nhôm đúc sẽ không bị gỉ sét. Vì vậy có thể nói lựa chọn chất liệu nhôm trong thiết kế cầu thang được xem là thân thiện, tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt cầu thang nhôm đúc phù hợp với đa số các công trình nhà ở. Tuy nhiên giá thành của chất liệu này không rẻ, vì vậy gia chủ cần cân nhắc trước khi lựa chọn nhé.

Công thức chia bậc cầu thang

Thực tế việc chia bậc cầu thang có rất nhiều cách áp dụng, lại cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thi công. Tuy nhiên về cơ bản có 2 cách như sau:

Theo chiều cao tầng

 

Chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng

Cách chia bậc cầu thang trong nhà theo số tầng được nhiều người áp dụng

Công thức: số bậc cầu thang = chiều cao tầng nhà/chiều cao 1 bậc

Trong đó:

– Chiều cao tầng nhà: có sẵn khi thiết kế kiến trúc

– Chiều cao bậc được tính như sau: h = (60 – b) / 2 (cm)

– h: chiều cao 1 bậc (đối bậc)

– b: chiều rộng của bậc (mặt bậc)

Chia bậc thang theo phong thủy

Theo quy luật Sinh Lão Bệnh Tử

Tức là bậc cầu thang được tính toán và phân chia theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh -Tử. Với công thức này, bậc cầu thang đầu tiên sẽ rơi vào cung Sinh. Các bậc tiếp theo sẽ theo quy luật trên, cho đến bậc cuối cần rơi vào cung Sinh là tốt nhất. Tránh tuyệt đối việc đặt bậc thang cuối cùng vào cung Lão, Bệnh, Tử.

Theo quy luật Trường sinh

Quy luật này sẽ được tính toán dựa vào vòng đời của một con người. Cụ thể như sau:
sinh ra – Trường sinh, tắm rửa – Mộc dục, phát triển – Quan đới, trưởng thành – Lâm quan, cực thịnh – Đế vượng, suy yếu – Suy, ốm đau – Bệnh, chết – Tử, nhập mộ – Mộ, tan rã – Tuyết, phôi thai – Thai, thai trưởng – Dưỡng.

Dựa theo quy luật này cũng như dựa theo kiến trúc của căn nhà, các chuyên gia phong thủy đưa ra quy luật như sau

– Ngôi nhà hình Thủy thì bậc số 1 là Trường sinh, tiếp theo sẽ là các số bậc 3,4,5,9,11,13,15,16,17,24,23

– Ngôi nhà hình Mộc có bậc số 3 là Trường sinh, tiếp theo sẽ là 3,5,6,7,11,13,15,17,18,19,23,25

-Nhà hình Thổ có bậc Trường sinh rơi vào bậc số 5, tiếp theo là 7,8,9,13,15,17,19,20,21,25,27

– Nhà hình Hỏa bậc số 7 là Trường sinh, số bậc mà kiến trúc của nhà hình Hỏa nên có là 9,10,11,15,17,19,21,22,23,27

– Nhà hình Kim có bậc số 9 rơi vào cung Trường sinh, số bậc nên có tiếp theo là 11,12,13,15,17,19,21,22,23,25

Xem thêm: Mẹo trang trí phòng khách biệt thự đẹp

Như vậy là chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn về một số thông tin tổng quan về cách chia bậc cầu thang trong nhà. Nếu cảm thấy bài viết chia sẻ thông tin đã đầy đủ, bạn đọc đừng quên ấn like và chia sẻ đến bạn bè nhé. Liên hệ với Kiến Trúc Nam Cường qua 0976.222.555 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí nhé!

KS. Nguyễn Mạnh Hùng
KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng- CEO của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Với mong muốn mang lại không gian sống đẹp cho mọi người, tôi đã xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, bắt kịp xu hướng thiết kế mới trên thị trường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho không gian sống của mình.

Bài viết liên quan