Có thể nói, việc lên ý tưởng thiết kế quán cafe sao cho ấn tượng và bắt mắt để ghi điểm với khách hàng luôn là điều mà các chủ đầu tư quan tâm và tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin, yêu cầu và lưu ý thiết kế quán cafe 200m2 chất lượng đồng thời giới thiệu những mẫu thiết kế tiêu biểu. Cùng tham khảo bạn nhé!
Yêu cầu thiết kế quán cafe 200m2
Quán cafe 200m2 là công trình kiến trúc có diện tích tương đối lớn, được thiết kế và thi công nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, tiếp đón khách hàng đến thưởng thức đồ uống và trải nghiệm các dịch vụ, tiện ích tại quán.
Những mô hình quán cafe có quy mô và diện tích mặt bằng lớn như vậy đòi hỏi chủ đầu tư phải nghiên cứu và khảo sát thực tế kỹ càng để tìm được phương án thiết kế, phân chia các khu vực sao cho khoa học và hợp lý, giúp tận dụng được tối đa không gian và đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng. Song song với đó, chủ đầu từ cần tìm hiểu để chọn được phong cách thiết kế chủ đạo phù hợp cho tổng thể quán cafe, giúp phát huy được hết giá trị và vẻ đẹp thẩm mỹ ấn tượng.
3 mẫu thiết kế quán cafe 200m2 do Kiến trúc Nam Cường thực hiện
Cùng tham khảo một số mẫu thiết kế quán cafe 200m2 ấn tượng do đội ngũ kiến trúc sư của Kiến trúc Nam Cường thực hiện nhé!
Thiết kế mặt tiền và bảng hiệu quán cafe
Mặt tiền và bảng hiệu quán cafe đều là những hình ảnh đầu tiên mà khách hàng thấy khi đến quán, là những yếu tố giúp tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ những phút ban đầu. Bởi vậy, chủ đầu tư cần đặc biệt chú trọng khi thiết kế.
Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế mặt tiền
Mặt tiền quán cafe là hướng có cửa ra vào chính tiếp đón khách hàng. Tổng thể ngoại thất, mặt tiền là hình ảnh đầu tiên ghi dấu ấn với khách hàng bởi vậy chủ đầu tư cần lưu ý thiết kế và trang trí sao cho nổi bật và bắt mắt. Tuỳ thuộc vào lối thiết kế chủ đạo mà chủ đầu tư nên trang trí mặt tiền thống nhất và hài hoà.
Nên lựa chọn và phân bổ các họa tiết trang trí một cách đồng đều, hạn chế sử dụng các họa tiết quá rườm rà và dày đặc nhằm đảm bảo sự thoáng đãng, từ đó giúp làm nổi bật lên các chi tiết quan trọng như biển hiệu, tên và logo của quán,…
Bên cạnh đó, cần xác định rõ các chi tiết chính và chi tiết phụ để lựa chọn và phối kết hợp màu sắc một cách hợp lý và bắt mắt, mang lại vẻ đẹp nổi vật và độc đáo cho mặt tiền cũng như tổng thể ngoại thất quán cafe.
Cách lựa chọn và thiết kế biển hiệu, logo để tôn lên thương hiệu quán
Biển hiệu, tên và logo quán cafe là những dấu hiệu nhận biết riêng biệt đồng thời cũng là những thông tin quan trọng mà chủ đầu tư cần truyền tải và muốn tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng, để khách hàng nhớ đến, giới thiệu với bạn bè và quay trở lại vào nhiều lần tiếp theo.
Việc thiết kế tên, hình ảnh logo thương hiệu cũng như biển hiệu cho quán cafe phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn của chủ đầu tư cũng như mô hình hoạt động, kinh doanh của quán cafe. Tuy nhiên, cần lưu ý thiết kế biển hiệu dễ nhìn, dễ nhớ, đơn giản mà độc đáo để thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Nên bố trí biển hiệu ở vị trí nổi bật ngoài mặt tiền quán cafe đồng thời có thể thiết kế thêm hệ thống đèn led, đèn dây nhấp nháy, đèn hắt sáng,… để tập trung tạo điểm nhấn nổi bật.
Lưu ý khi thiết kế quầy pha chế và thu ngân của quán cafe 200m2
Quầy pha chế và thu ngân là một phần không thể thiếu trong thiết kế quán cafe. Một số điều cần lưu ý khi thiết kế và bố trí quầy pha chế, thu ngân của quán cafe 200m2 đó là:
Thiết kế, bố trí quầy pha chế và thu ngân hợp lý, tiện nghi
Quầy pha chế và thu ngân quán cafe là nơi nhân viên làm việc, tiếp nhận order, pha chế đồ uống, thanh toán và giải quyết các nhu cầu của khách hàng.
Những quán cafe có diện tích 200m2, quán cafe có diện tích 100m2, chủ đầu tư có thể thiết kế kết hợp quầy pha chế và quầy thu ngân ở cùng một vị trí hoặc thiết kế tách thành 2 quầy riêng biệt, đảm bảo sự rộng thoáng và tiện dụng cho cả nhân viên và khách hàng.
Chủ đầu tư nên bố trí quầy pha chế và thu ngân ở vị trí hợp lý, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả khách hàng đến order, thanh toán và cả nhân viên làm việc tại quán.
Chủ đầu tư có thể tham khảo cách thiết kế và sắp xếp theo bố cục sau: quầy order, thanh toán – quầy pha chế – khu vực trả đồ cho khách hàng.
Không gian để đồ dùng pha chế và các thiết bị liên quan
Đối với khu vực quầy pha chế, việc thiết kế, bố trí và sắp xếp không gian để nguyên liệu, các đồ dùng, thiết bị và máy móc là vô cùng quan trọng.
Bởi đây là khu vực trung tâm tạo ra những loại đồ uống ngon và đảm bảo an toàn gửi đến khách hàng, chất lượng các sản phẩm làm ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và sự đánh giá của khách hàng dành cho quán.
Theo đó, chủ đầu tư cần lên phương án thiết kế, phân chia công năng sử dụng khoa học và hợp lý. Nên sắp xếp các loại nguyên liệu, đồ dùng và máy móc pha chế chuyên dụng, thường xuyên sử dụng ở vị trí dễ lấy và theo trình tự thực hiện để quá trình làm việc được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, cần đảm bảo khu vực để đồ và không gian pha chế, làm việc luôn ngăn nắp, sạch sẽ, đạt chuẩn các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều này thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và chu đáo của chủ đầu tư cũng như đội ngũ nhân viên, là yếu tố cốt lõi để cạnh tranh với các cơ sở đối thủ đồng thời duy trì sự phát triển lâu dài và bền vững của quán.
Phối kết hợp màu sắc trang trí, thiết kế quán cafe 200m2
Màu sắc là yếu tố góp phần làm nổi bật lên vẻ đẹp của phong cách thiết kế chủ đạo, giúp tăng thêm phần sinh động và bắt mắt cho không gian kiến trúc. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi phối kết hợp màu sắc trong thiết kế quán cafe 200m2:
Áp dụng các nguyên tắc phối màu phù hợp
Để tạo nên một không gian kiến trúc ghi điểm với khách hàng đồng thời mang lại những trải nghiệm thoải mái và thư giãn, chủ đầu tư cần phối kết hợp màu sắc một cách hài hòa và hợp lý.
Một số cách phối kết hợp màu sắc tiêu biểu mà chủ đầu tư có thể tham khảo và sử dụng như:
- Phối kết hợp các màu sắc tương phản
- Phối kết hợp các màu sắc tương đồng
- Phối kết hợp các màu đơn sắc
- Phối kết hợp màu sắc theo nguyên tắc 60-30-10
- Phối kết hợp các màu sắc xen kẽ
Những màu sắc được ưa chuộng trong thiết kế quán cafe 200m2
Chủ đầu tư nên lựa chọn màu sắc thiết kế và trang trí cho quán cafe 200m2 dựa theo các tiêu chí như: phong cách kiến trúc chủ đạo, định hướng hình ảnh mong muốn, gu thẩm mỹ của chủ đầu tư,…
- Với phong cách thiết kế hiện đại: nên ưu tiên sử dụng các màu sắc như màu trắng, màu đen, màu kem, màu ghi xám, màu nâu,…
- Với phong cách thiết kế tân cổ điển: nên ưu tiên sử dụng các màu sắc như màu nâu đậm, màu nâu nhạt, màu vàng, màu trắng ngà, màu xanh, màu da cam,…
- Với phong cách thiết kế vintage: nên ưu tiên sử dụng các tông màu pastel, màu nâu gỗ, màu đỏ đô,…
- Với phong cách thiết kế cổ điển: nên ưu tiên sử dụng các màu sắc như màu nâu đậm, màu vàng ánh kim, màu vàng đồng, màu xanh nước biển, màu da cam, màu đỏ,…
Xem thêm: Mẫu thiết kế quán cafe 20m2
Lựa chọn và bố trí nội thất quán cafe 200m2
Khi thiết kế quán cafe 200m2, bên cạnh việc chú trọng đến vẻ đẹp ngoại thất, chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn và bố trí nội thất bên trong quán. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và bố trí nội thất quán cafe, cùng tham khảo nhé!
Lựa chọn nội thất phù hợp
Việc lựa chọn nội thất cần chú ý đến một số tiêu chí sau:
Về số lượng và kích thước
Với không gian quán cafe có diện tích 200m2 rộng rãi, chủ đầu tư hoàn toàn có thể thoải mái bày trí và sắp xếp các loại đồ dùng nội thất chính và những sản phẩm nội thất trang trí đa dạng như mong muốn.
Tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo số lượng và kích thước của các sản phẩm nội thất phù hợp và cân đối trong không gian kiến trúc, tránh bố trí quá nhiều hoặc quá ít bàn ghế gây bất tiện khi sử dụng và kém thẩm mỹ.
Chủ đầu tư nên lựa chọn nhiều loại bàn ghế với nhiều kích thước to, nhỏ đa dạng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau khi đến quán như: bàn ghế dành cho cá nhân, cho cặp đôi, cho nhóm đông người,…
Về chất liệu
Chủ đầu tư lưu ý nên chọn lựa những đồ dùng nội thất được làm từ nguyên vật liệu có chất lượng tốt, có độ bền cao và an toàn tối đa trong quá trình sử dụng. Điều này không chỉ giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể không gian mà còn nâng cao giá trị sử dụng, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được tối đa chi phí sửa chữa hoặc thay mới nội thất.
Một tip nhỏ giúp mang lại vẻ đẹp ấn tượng cho không gian quán cafe 200m2 đó là lựa chọn chất liệu của đồ nội thất dựa theo phong cách thiết kế chủ đạo, cụ thể như sau:
- Khi thiết kế quán cafe theo phong cách hiện đại, nên ưu tiên sử dụng các chất liệu như: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, kim loại, kính,…
- Khi thiết kế quán cafe theo phong cách cổ điển, nên ưu tiên sử dụng các chất liệu như: gỗ tự nhiên, gạch men sáng bóng, đá hoa cương, thủy tinh, pha lê,…
- Khi thiết kế quán cafe 200m2 theo phong cách vintage, nên ưu tiên sử dụng các chất liệu như: gỗ, đồng, vải nỉ, gạch hoa, gạch đất nung,…
Bố trí nội thất đảm bảo tiện nghi
Bố trí nội thất trong quán cafe một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm, tạo cảm giác hài lòng và ưng ý cho khách hàng khi đến quán.
Bởi vậy, chủ đầu tư cần phân chia các khu vực phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời sắp xếp bàn ghế gọn gàng, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các bàn đề mang lại sự riêng tư và thoải mái cho khách hàng cũng như tạo thuận lợi cho quá trình di chuyển của khách hàng và nhân viên.
Công ty thiết kế quán cafe chuyên nghiệp
Để sở hữu được một mẫu thiết kế quán cafe 200m2 chất lượng, chuẩn đẹp và ưng ý, chủ đầu tư nên trao gửi niềm tin vào một đơn vị tư vấn thiết kế và thi công chuyên nghiệp. Một trong những công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, nội thất và thi công công trình uy tín, chất lượng mà bạn không nên bỏ qua đó là công ty Kiến trúc Nam Cường.
Với đội ngũ kiến trúc sư am hiểu sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm thực tế, luôn sáng tạo và cập nhật để bắt kịp xu hướng, chắc chắn công ty Kiến trúc Nam Cường sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm ưng ý.
Hãy liên hệ với công ty Kiến rúc Nam Cường qua số điện thoại hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và tham khảo những mẫu thiết kế quán cafe diện tích 100m2 và 200m2 chất lượng nhé! Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ là hành trang giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế, thi công và sở hữu công trình kiến trúc ưng ý cho riêng mình.